VIETNAMESE

Hợp đồng vay vốn
Phong tỏa tài sản tạm thời
Phong tỏa tài sản tạm thời là biện pháp bảo hộ tạm thời
- “Bảo hộ tạm thời” là biện pháp được thực hiện để đóng băng tài sản của người vay nợ ở thời điểm hiện tại, cho tới khi có được quyền bán tài sản bởi cưỡng chế thi hành.
- “Phong tỏa tài sản tạm thời” có thể có tác dụng để bảo vệ việc cưỡng chế thi hành trên tài sản của người vay nợ đối với một yêu cầu đòi nợ hoặc một khiếu nại có thể quy đổi thành tiền. (Điều 276 Luật Dân sự)
Tác động và Lợi thế của biện pháp Phong tỏa tài sản tạm thời
- Phong tỏa tài sản tạm thời có thể có tác động gián tiếp lên việc ép người vay nợ trả nợ ngay lập tức, và cũng có tác động trực tiếp lên việc làm gián đoạn thời hạn hiệu lực.
- Thời hạn hiệu lực sẽ bị gián đoạn bởi việc phong tỏa tài sản tạm thời. (Điều 168 Luật Dân sự)
Cách yêu cầu Phong tỏa tài sản tạm thời
- Những vấn đề về thủ tục liên quan tới Phong tỏa tài sản tạm thời sẽ phải theo thẩm quyền quyết định đặc thù của Tòa án cấp quận có thẩm quyền tại nơi mà tài sản sẽ tạm thời bị phong tỏa, hoặc theo thẩm quyền quyết định của tòa án đối với việc gửi khiếu nại đòi tiền. (Điều 278 và 21 Luật thi hành án dân sự)
- Mẫu đơn đề nghị phong tỏa tài sản tạm thời phải ghi rõ những mục sau (Điều 279-(1) Luật thi hành dân sự):
· Thông tin chi tiết của người đề nghị và (những) người đại diện pháp lý (nếu có) (Điều 249-(1) Luật tố tụng dân sự)
· Giá trị tiền đòi (N.B: Nếu khiếu nại không phải là đòi tiền, khiếu nại đó cần quy đổi sang tiền)
· Những thông tin quan trọng làm căn cứ xin lệnh phong tỏa tài sản tạm thời. (Điều 277 Luật thi hành án dân sự)
- Bởi lệnh phong tỏa tài sản tạm thời có thể được phát ra ngay cả khi không nắm giữ tố trạng (Điều 280-(1) của Luật thi hành án dân sự), giá trị tiền đòi và những căn cứ xin lệnh phong tỏa tài sản tạm thời phải được ghi rõ trong đơn đề nghị. (Điều 279-(2) Luật thi hành án dân sự)