VIETNAMESE

Hợp đồng vay vốn
Thỏa thuận bảo lãnh
Mục đích
- Một “Thỏa thuận bảo lãnh” là một thỏa thuận giữa chủ nợ và người bảo lãnh nhằm mục đích bảo đảm việc một người khác sẽ trả nợ.
- “Nghĩa vụ của người bảo lãnh” là nghĩa vụ quy định cho người bảo lãnh, phát sinh từ một Thỏa thuận bảo lãnh, mà theo đó người bảo lãnh có nghĩa vụ trả nợ nếu người vay nợ chính không trả được nợ. (Điều 428-(1) Luật Dân sự)
Phạm vi bảo đảm
- Chủ nợ và người bảo lãnh có thể thỏa thuận về phạm vi bảo đảm (Nghĩa vụ bảo lãnh) trong Thỏa thuận bảo lãnh. Tuy nhiên, trừ khi thể hiện một ý định trái ngược, nghĩa vụ của người bảo lãnh phải bao gồm trả tiền nợ gốc, tiền lãi phát sinh trên số nợ gốc, và mọi khoản phải trả bồi thường thiệt hại cho chủ nợ, và mọi chi phí khác phát sinh kèm theo số nợ gốc. (Điều 429-(1) Luật Dân sự)
· Nhằm mục đích bảo đảm cho việc thực thi nghĩa vụ của người bảo lãnh, chủ nợ và người bảo lãnh có thể thống nhất về mức bồi thường thiệt hại và các khoản bồi thường khác có liên quan tới nghĩa vụ của người bảo lãnh. (Điều 429-(2) Luật Dân sự)
Yêu cầu đối với Người bảo lãnh
- Nếu người vay nợ có nghĩa vụ phải có người bảo lãnh thì người bảo lãnh đó phải là người có đủ năng lực và có đủ khả năng tài chính để trả nợ. (Điều 431-(1) Luật Dân sự)
- Nếu người bảo lãnh không thể trả nợ, chủ nợ có quyền yêu cầu thay thế người bảo lãnh. (Điều 431-(2) Luật Dân sự)
- Người vay nợ có thể được miễn nghĩa vụ viện người bảo lãnh nếu có thể đưa ra hình thức bảo lãnh, bảo đảm khác thay cho người bảo lãnh. (Điều 432 Luật Dân sự)
Hiệu lực thay đổi nghĩa vụ của người vay nợ chính
- Không kể vì nguyên do gì, nghĩa vụ của người bảo lãnh sẽ chấm dứt nếu khoản nợ gốc không còn.
- Trong trường hợp khoản vay được chuyển nhượng cho bên thứ ba, quyền của chủ nợ trước người bảo lãnh cũng được chuyển giao cho bên thứ ba.
- Thời hạn hiệu lực khiếu nại đối với người vay nợ chính cũng áp dụng và có hiệu lực trên người bảo lãnh (Điều 440 Luật Dân sự)
Quyền được hoàn ứng của Người bảo lãnh
- Nếu như người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình, người bảo lãnh có quyền thực thi “Quyền được hoàn ứng” của người bảo lãnh lên người vay nợ chính. (Lưu ý” ‘Quyền được hoàn ứng’ nghĩa là quyền được đòi lại tiền của những người đã trả nợ thay cho người vay nợ.)
- Nếu người bảo lãnh, người trở thành người bảo lãnh theo yêu cầu của người vay nợ chính (sau đây gọi tắt là “Người bảo lãnh ủy thác”) trả nợ mà không do mất khả năng chi trả, bằng chi phí của chính người bảo lãnh, thì người bảo lãnh có quyền được hoàn lại tiền đã trả nợ. (Điều 441-(1) Luật Dân sự)
· Nếu một phần của khoản nợ chính được thanh toán, thì “Người bảo lãnh ủy thác” có quyền được bồi hoàn trong phạm vi khoản đó.
· Phạm vi Quyền được hoàn ứng của Người bảo lãnh ủy thác phải bao gồm lãi phát sinh theo quy định tính từ ngày khi khoản nợ gốc được thanh toán và các khoản thiệt hại khác kể cả những chi phí không tránh khỏi phát sinh từ các khoản đó. (Điều 441-(2) và 425-(2) Luật Dân sự)
· Trên nguyên tắc, Người bảo lãnh ủy thác có quyền thực hiện Quyền được hoàn ứng của mình sau khi Người bảo lãnh ủy thác đã trả lại tiền nợ gốc bằng tiền của chính họ. (Điều 441-(1)Luật Dân sự)
· Nếu trước đó/sau đó một thông báo hoàn tiền không được gửi tới người vay nợ chính, thì quyền thực thi Quyền được hoàn ứng của người bảo lãnh có thể bị hạn chế.
- Trong trường hợp khi một người, người trở thành người bảo lãnh mà không có yêu cầu của người vay nợ chính, thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hoặc nếu không thì bằng tiền của mình, người đó trả nợ gốc, người bảo lãnh có Quyền được hoàn ứng từ người vay nợ chính trong phạm vi mà người vay nợ gốc có tiền tại thời điểm trả nợ. (Điều 441-(1) Luật Dân sự)
- Trong trường hợp khi một người, người trở thành người bảo lãnh mà không có yêu cầu hay sự chấp thuận của người vay nợ chính, thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hoặc nếu không thì bằng tiền của mình, người đó trả nợ gốc, người bảo lãnh có Quyền được hoàn ứng từ người vay nợ chính chỉ trong phạm vi mà người vay nợ gốc vẫn đang có tiền. (Điều 441-(2) Luật Dân sự)
Thỏa thuận bảo lãnh
- Một Thỏa thuận bảo lãnh có thể được ký kết khi tham chiếu tới Hợp đồng cho vay tiền mặt tiêu dùng nhưng Thỏa thuận bảo lãnh phải là một văn kiện tách biệt và độc lập với Hợp đồng cho vay.