VIETNAMESE

Ly hôn
Cưỡng chế thi hành chi trả phí cấp dưỡng nuôi con
Phương pháp cưỡng chế thi hành chi trả phí cấp dưỡng nuôi con
- Nếu không chi trả phí cấp dưỡng nuôi con, có thể bị buộc phải chi trả phí cấp dưỡng nuôi con bằng các phương thức như chế độ yêu cầu trực tiếp chi trả, chế độ chi trả toàn bộ bằng tài sản thế chấp, yêu cầu thi hành và cưỡng chế thi hành, v.v.
Hỗ trợ cưỡng chế thi hành chi trả chi phí cấp dưỡng nuôi con
- Nếu người được nhận phí cấp dưỡng nuôi con không nhận được khoản tiền cấp dưỡng nuôi con đã xác định theo thỏa thuận hoặc phán quyết của Tòa án từ người cần trả phí cấp dưỡng nuôi con, có thể nộp đơn lên Viện quản lý thi hành cấp dưỡng nuôi con yêu cầu hỗ trợ pháp lý cần thiết (Khoản 1 Điều 7 Luật về việc đảm bảo thi hành và hỗ trợ phí cấp dưỡng nuôi con) để đảm bảo thi hành cấp dưỡng nuôi con như sau (Khoản 2 Điều 11 và Khoản 1 Điều 18 Luật về việc đảm bảo thi hành và hỗ trợ phí cấp dưỡng nuôi con).
· Đề nghị kê khai tài sản hoặc truy vấn tài sản
· Đề nghị ra lệnh trực tiếp chi trả phí cấp dưỡng nuôi con
· Đề nghị cung cấp tài sản thế chấp cấp dưỡng nuôi con
· Đề nghị yêu cầu thi hành cấp dưỡng nuôi con
· Đề nghị ra lệnh tịch thu
· Đề nghị thu hồi hoặc ra lệnh chuyển giao
· Đề nghị ra lệnh bắt giam, v.v.
- Ngoài ra, cha, mẹ nuôi con có thể nộp đơn lên Viện quản lý thi hành cấp dưỡng nuôi con để yêu cầu hỗ trợ thu hồi số tiền được nhận và các tài sản khác của người cần trả (Khoản 2 Điều 11 và Khoản 1 Điều 19 Luật về việc đảm bảo thi hành và hỗ trợ phí cấp dưỡng nuôi con).
Hỗ trợ khẩn cấp phí cấp dưỡng nuôi con tạm thời
- Người được nhận phí cấp dưỡng con đã nộp đơn xin hỗ trợ pháp lý để yêu cầu cấp dưỡng nuôi con và thi hành có thể yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp phí cấp dưỡng nuôi con tạm thời (sau đây gọi là “hỗ trợ khẩn cấp”) từ Viện quản lý thi hành cấp dưỡng nuôi con nếu phúc lợi của con có nguy cơ bị ảnh hưởng hoặc đã bị ảnh hưởng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con (Khoản 1 Điều 14 Luật về việc đảm bảo thi hành và hỗ trợ phí cấp dưỡng nuôi con).
- Nếu đối tượng hỗ trợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, có thể nhận được hỗ trợ khẩn cấp trong tối đa 9 tháng (có thể gia hạn trong phạm vi 3 tháng nếu cần hỗ trợ thêm) (Nội dung chính Khoản 2, nội dung chính Khoản 3 Điều 14 Luật về việc đảm bảo thi hành và hỗ trợ phí cấp dưỡng nuôi con và Khoản 1 Điều 8 Nghị định thi hành Luật về việc đảm bảo thi hành và hỗ trợ phí cấp dưỡng nuôi con).
· Trường hợp thu nhập của hộ gia đình có người được nhận phí cấp dưỡng nuôi con dưới 50/100 mức thu nhập trung bình tiêu chuẩn theo Điểm 11 Điều 2 Luật đảm bảo sinh hoạt cơ bản quốc dân
· Trường hợp người được nhận phí cấp dưỡng nuôi con là đối tượng được hỗ trợ theo Điều 5 và Điều 5.2 của Luật hỗ trợ gia đình đơn thân, đáp ứng các tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Bình đẳng giới và Gia đình quy định và công bố
- Tuy nhiên, nếu đối tượng được hỗ trợ đang nhận sự bảo vệ tương tự theo Luật đảm bảo sinh hoạt cơ bản quốc dân và Luật hỗ trợ phúc lợi khẩn cấp thì không được hỗ trợ khẩn cấp theo Luật về việc đảm bảo thi hành và hỗ trợ phí cấp dưỡng nuôi con. Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chi trả phí cấp dưỡng nuôi con thì hỗ trợ khẩn cấp sẽ lập tức chấm dứt (Quy định Khoản 2 và quy định Khoản 3 Điều 14 Luật về việc đảm bảo thi hành và hỗ trợ phí cấp dưỡng nuôi con).
※ Nội dung chi tiết về hỗ trợ cưỡng chế thi hành chi trả phí cấp dưỡng nuôi con và hỗ trợ khẩn cấp phí cấp dưỡng nuôi con tạm thời, có thể tham khảo tại Viện quản lý thi hành cấp dưỡng nuôi con (www.childsupport.or.kr).