VIETNAMESE

Ly hôn
Quyền thăm nom con cái của cha mẹ không phải là người nuôi con
Thế nào là quyền thăm nom?
- Con cái và cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn có quyền thăm nom nhau (Khoản 1 Điều 837.2 Luật Dân sự).
- Thăm nom có nhiều cách thức như gặp gỡ trực tiếp, trao đổi thư tín, gọi điện, trao đổi tặng quà, lưu trú trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ như ở chung vào cuối tuần) v.v.
- Người thân bề trên của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể yêu cầu Tòa án Gia đình cho thăm nom con cái nếu bố hoặc mẹ của con cái qua đời hoặc mắc bệnh nặng, cư trú ở nước ngoài hoặc do những lý do bất khả kháng, không thể gặp con cái được (Phần trước Khoản 2 Điều 837.2 Luật Dân sự).
- Với trường hợp này, Tòa án Gia đình sẽ phải xem xét ý kiến của con cái, quan hệ giữa người yêu cầu thăm nom và con cái, lý do yêu cầu và các vấn đề khác để quyết định có cho phép thăm nom hay không (Phần sau Khoản 2 Điều 827.2 Luật Dân sự).
Hạn chế, bãi nhiễm thăm nom
- Việc thực hiện quyền thăm nom phải cân nhắc đến vấn đề phúc lợi của con cái đầu tiên (Điều 912 Luật Dân sự). Theo đó, trong những trường hợp cần thiết để bảo vệ phúc lợi của con cái như con cái không muốn gặp cha mẹ hoặc cha mẹ mất quyền giám hộ thì việc thực hiện quyền thăm nom có thể bị hạn chế, bãi nhiễm hoặc thay đổi theo yêu cầu của đương sự hoặc thẩm quyền của Toà án Gia đình (Khoản 3 Điều 837.2 Luật Dân sự).
Yêu cầu xét xử liên quan đến thăm nom
- Phương thức và phạm vi của việc thăm nom do vợ chồng thỏa thuận và quyết định, trường hợp không đi đến thỏa thuận có thể yêu cầu Tòa án Gia đình xét xử và quyết định [Điểm 3 Khoản 2 Điều 837, Điểm 843 Luật Dân sự và Mục 3 Điểm 1(b) Khoản 1 Điều 2 Luật Tố tụng gia đình].
Nhận con nuôi theo họ và quyền thăm nom sau khi tái hôn
- Trường hợp cha mẹ, sau khi ly hôn, tái hôn rồi nhận con nuôi theo họ thì quyền thăm nom của cha mẹ ruột sẽ không còn được công nhận nữa. Bởi vì con nuôi theo họ được coi là con được sinh ra giữa cha mẹ tái hôn trong thời kỳ hôn nhân (Khoản 1 Điều 908.3 Luật Dân sự) nên quan hệ họ hàng ruột thị từ trước khi nhận nuôi sẽ chấm dứt (Khoản 2 Điều 908.3 Luật Dân sự).