VIETNAMESE

Ly hôn
Chế độ kê khai tài sản và truy vấn tài sản
Chế độ kê khai tài sản
- Trong vụ việc yêu cầu phân chia tài sản, nếu Tòa án Gia đình xét thấy đặc biệt cần thiết thì có thể ấn định thời gian và ra lệnh (dưới đây gọi là “lệnh kê khai tài sản”) đối với đương sự, nộp danh sách tài sản nêu rõ tình trạng tài sản theo yêu cầu của đương sự hoặc theo thẩm quyền (Điều 48.2 Luật Tố tụng gia đình và Khoản 1 Điều 95.3 Quy tắc Tố tụng gia đình).
· Đề nghị yêu cầu kê khai tài sản của đương sự phải được gửi bằng văn bản nêu rõ mục đích và lý do yêu cầu (Khoản 1 Điều 95.2 Quy tắc Tố tụng Gia đình).
※ Mẫu Đơn đề nghị kê khai tài sản có thể được tìm thấy trong <Trung tâm dịch vụ Dân sự điện tử Tòa án Hàn Quốc Hướng dẫn sử dụng Tổng hợp bản mẫu>.
· Tòa án Gia đình giao gửi đơn đề nghị trên cho đối phương và phải tạo cơ hội để đối phương bày tỏ ý kiến (Khoản 2 Điều 95.2 Quy tắc Tố tụng gia đình).
- Tòa án Gia đình phải giao gửi lệnh kê khai tài sản tới đương sự đối tượng kê khai tài sản, khi đó, nếu đương sự đối tượng kê khai tài sản từ chối nộp danh sách tài sản mà không có lý do chính đáng hoặc nộp danh sách sai sự thật thì có thể bị phạt tối đa 10 triệu won trở xuống (Điều 67.3 Luật Tố tụng gia đình và Khoản 2 Điều 95.3 Quy tắc Tố tụng gia đình).
· Nếu lệnh kê khai tài sản không được giao gửi đến đương sự đối tượng kê khai tài sản, Toà án Gia đình sẽ ấn định một khoảng thời gian thời gian hợp lý yêu cầu đối phương chỉnh sửa địa chỉ của đương sự đối tượng kê khai tài sản, nếu đối phương không thi hành lệnh này thì Tòa sẽ hủy bỏ lệnh kê khai tài sản và bãi bỏ đơn đề nghị kê khai tài sản (Khoản 4 và Khoản 5 Điều 95.3 Quy tắc Tố tụng gia đình).
- Đương sự đối tượng kê khai tài sản phải nộp danh sách tài sản nêu rõ tài sản mà mình nắm giữ và các hạng mục sau đây trong thời hạn nộp hồ sơ hợp lý do Toà án Gia đình quy định (Khoản 3 Điều 95.3 và Khoản 1 Điều 95.4 Quy tắc Tố tụng gia đình).
1. Sang nhượng bất động sản trong vòng 2 năm trước khi lệnh kê khai tài sản được giao gửi
2. Là những chuyển nhượng tài sản cần chuyển nhượng quyền đứng tên hoặc đăng ký đảm bảo hay đăng ký để chuyển nhượng hoặc thi hành quyền lợi với những tài sản không phải là bất động sản cho vợ/chồng, họ hàng ruột thịt, họ hàng ruột thịt bên nội trong vòng 4 đời và vợ/chồng họ hàng đó, họ hàng ruột thịt của vợ/chồng và anh chị em ruột trong vòng 2 năm trước khi lệnh kê khai tài sản được giao gửi
3. Hành vi xử lý tài sản khác do Tòa án Gia đình quy định
※ Khi kê khai các hạng mục ở trên, cần viết cả tên, địa chỉ, số chứng minh thư v.v. của người nhận nhượng quyền hoặc mua lại và nội dung giao dịch đó.
- Tài sản phải viết trong danh sách tài sản bao gồm như sau, nhưng ngoại trừ các đồ dùng sinh hoạt như quần áo, chăn ga gối đệm, nội thất, đồ dùng nhà bếp v.v. cần thiết cho sinh hoạt của đương sự và người thân (bao gồm người thân trong quan hệ ruột thịt) sống chung với đương sự (từ Khoản 2 đến Khoản 4 Điều 95.4 Quy tắc Tố tụng gia đình).
1. Quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền cho thuê thu tiền thuê theo năm, quyền cho thuê tạm thời, quyền yêu cầu chuyển giao bất động sản và yêu cầu chuyển nhượng quyền lợi liên quan đến chúng.
2. Quyền sở hữu, quyền yêu cầu chuyển giao đối tượng đăng ký đảm bảo, đăng ký như xe ô tô, máy móc xây dựng, tàu tuyền, máy bay và quyền yêu cầu chuyển giao quyền lợi liên quan.
3. Quyền khai thác, quyền đánh bắt cá, các quyền khác áp dụng các quy định về bất động sản khác và quyền yêu cầu chuyển giao quyền liên quan.
4. Quyền sáng chế, quyền thương hiệu, quyền bản quyền, quyền thiết kế, quyền mô hình tiện ích, các quyền lợi tương ứng khác và quyền yêu cầu chuyển giao các quyền liên quan.
5. Tiền mặt từ 1 triệu won trở lên và hối phiếu, séc có tổng giá trị từ 1 triệu won trở lên
6. Tiền gửi có tổng giá trị từ 1 triệu won trở lên, hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trên 1 triệu won
7. Cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đại chúng, trái phiếu doanh nghiệp có tổng giá trị từ 1 triệu won trở lên và các trái phiếu có giá trị khác
8. Khoản tiền từ 1 triệu won trở lên, quyền chuyển giao vật thay thế tương đương 1 triệu won (bao gồm cả quyền tài chính với tổng số tiền nợ từ 1 triệu won trở lên của cùng một người mang nợ), các quyền tài chính được bảo đảm bằng các quyền thực tế thế chấp như cầm cố, mục đích và nội dung của các quyền thực tế thế chấp
9. Tiền đền ơn, phụ dưỡng được nhận định kỳ, thu nhập khác
10. Tổng số tiền hàng năm theo từng loại thu nhập từ 1 triệu won trở lên tính giữa các loại thu nhập khác nhau, ngoại trừ thu nhập quy định tại Điểm 9 Luật Thuế thu nhập
11. Vàng, bạc, vàng trắng, chế phẩm vàng bạc và chế phẩm vàng trắng có tổng giá trị từ 1 triệu won trở lên
12. Đồng hồ, đá quý, đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật và nhạc cụ có giá trị mỗi vật phẩm từ 1 triệu won trở lên
13. Vật dụng văn phòng có tổng giá trị từ 1 triệu won trở lên
14. Các loại máy móc bao gồm máy móc chăn nuôi và nông nghiệp có giá trị mỗi vật phẩm từ 1 triệu won trở lên
15. Sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp (bao gồm cả rau quả có thể thu hoạch trong vòng 1 tháng), sản phẩm từ sản xuất công nghiệp và sản phẩm tồn kho có tổng giá trị từ 1 triệu won trở lên
16. Quyền yêu cầu chuyển nhượng, quyền yêu cầu chuyển giao quyền lợi đối với tài sản hữu hình từ mục 11 đến 15 và các quyền yêu cầu khác
17. Những tài sản hữu hình không quy định từ mục 11 đến 15 có giá trị mỗi vật phẩm từ 1 triệu won trở lên, quyền yêu cầu chuyển nhượng và quyền yêu cầu chuyển giao liên quan và các quyền yêu cầu khác
18. Quyền hội viên tương đương từ 1 triệu won trở lên, quyền lợi liên quan khác và quyền yêu cầu chuyển giao liên quan
19. Tài sản khác mà Tòa án Gia đình quy định phạm vi và yêu cầu kê khai
※ Tòa án Gia đình có thể đưa ra quy định khác về loại tài sản và số tiền giới hạn thấp tối đa ghi vào danh sách tài sản.
※ Đương sự của đối tượng kê khai tài sản có thể viết vào danh sách tài sản chi phí dự kiến chi tiêu kể từ ngày nhận lệnh kê khai tài sản đến ngày khi đã quá 6 tháng, quyền tài chính chuyển nhượng, chuyển giao đối tượng có tổng giá trị từ 1 triệu won trở lên, khoản tiền từ 1 triệu won trở lên.
- Danh sách tài sản phải được viết theo tiêu chuẩn sau (Khoản 5 Điều 95.4 Quy tắc Tố tụng gia đình).
1. Trong số các tài sản phải được liệt kê trong danh sách tài sản nói trên, với tư cách là tài sản cần chuyển giao quyền lợi hoặc cần đăng ký đảm bảo hoặc đăng ký để thực hiện quyền đó, phải viết cả những tài sản được tín thác sở hữu cho bên thứ ba hoặc đã được đăng ký đảm bảo, đăng ký hoặc chuyển giao đứng tên. Khi đó, phải ghi rõ người đứng tên và địa chỉ của người đó trong danh sách tài sản.
2. Trong số các tài sản phải nêu trong danh sách tài sản nói trên, giá trị dự kiến của tài sản nêu từ mục 11 đến 18 được tính theo giá thị trường của thời điểm viết danh sách tài sản. Tuy nhiên, nếu không biết giá thị trường thì tính theo giá khi có được chúng.
3. Giá trị dự kiến của trái phiếu có giá trị như hối phiếu, séc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đại chúng, trái phiếu doanh nghiệp là mệnh giá của chúng. Tuy nhiên, giá trị dự kiến của trái phiếu có giá trên thị thường sẽ được tính theo giá giao dịch của thời điểm viết danh sách tài sản.
4. Trong số các tài sản phải nêu trong danh sách tài sản nói trên, đối với tài sản chưa đăng ký đảm bảo hoặc chưa đăng ký được quy định từ mục 1 đến 4 thì phải chỉ ra bằng cách đính kèm bản đồ, hình ảnh hoặc bằng phương pháp phù hợp.
※ Mẫu và hướng dẫn viết danh sách tài sản có thể được tìm thấy trong <Trung tâm dịch vụ Dân sự điện tử Tòa án Hàn Quốc Hướng dẫn sử dụng Tập hợp bản mẫu>.
- Tòa án Gia đình có thể yêu cầu các bên nộp tài liệu tham khảo liên quan đến các vấn đề nêu trong danh sách tài sản nếu cần thiết và nếu có sai sót về mặt hình thức hoặc những điểm chưa rõ ràng trong danh sách tài sản gửi lên Tòa án Gia đình, đương sự có thể xin Tòa án Gia đình đồng ý để chỉnh sửa lại danh sách tài sản đã nộp (Khoản 6 và Khoản 7 Điều 95.4 Quy tắc Tố tụng gia đình).
- Người dùng danh sách tài sản đã nộp lên Tòa án Gia đình với mục đích khác ngoài xét xử yêu cầu phân chia tài sản sẽ bị phạt tù tối đa 2 năm hoặc phạt tiền tối đa 5 triệu won (Điều 73 Luật Tố tụng gia đình).
Chế độ truy vấn tài sản
- Trường hợp nhận thấy rằng khó có thể giải quyết xét xử yêu cầu phân chia tài sản chỉ bằng danh sách mục lục tài sản đã nộp theo quy trình kê khai tài sản, Tòa án Gia đình có thể thực hiện các truy vấn liên quan đến tài sản đứng tên đương sự dựa theo yêu cầu của đương sự hoặc thẩm quyền của mình (Khoản 1 Điều 48.3 Luật Tố tụng gia đình).
· Đăng ký yêu cầu truy vấn tài sản đứng tên đương sự phải gồm những mục sau đây và được thể hiện bằng văn bản, đồng thời cũng phải giải thích lý do xin đăng ký (Điều 95.6 Quy tắc Tố tụng gia đình).
1. Đương sự trở thành đối tượng của truy vấn
2. Cơ quan nhà nước, cơ quan tín dụng và tổ chức sẽ truy vấn
3. Loại hình tài sản sẽ truy vấn
4. Mục đích và thời gian truy vấn khi yêu cầu truy vấn lịch sử nắm giữ tài sản trong quá khứ
5. Mục đích đăng ký và lý do đăng ký
· Đương sự đăng ký tra cứu tài sản phải thanh toán số tiền do Tòa án Gia đình quyết định để làm chi phí cần thiết khi tiến hành truy vấn tài sản. Điều này cũng giống như khi Tòa án Gia đình ra lệnh thanh toán trước chi phi bị thiếu (Khoản 1 Điều 95.7 Quy tắc Tố tụng gia đình).
· Khi tiến hành truy vấn tài sản theo thẩm quyền, Tòa án Gia đình có thể yêu cầu bên được hưởng lợi từ cuộc điều tra tài sản phải trả chi phí. Nếu bên được hưởng lợi từ việc điều tra tài sản không rõ ràng thì đối phương của đối tượng điều tra được coi là bên được hưởng lợi từ việc điều tra tài sản (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 95.7 Quy tắc Tố tụng gia đình).
· Trường hợp đương sự không thanh toán chi phí, Tòa án Gia đình có thể bãi bỏ đơn đề nghị hoặc hủy quyết định truy vấn tài sản (Khoản 3 Điều 95.7 Quy tắc Tố tụng gia đình).
- Người dùng kết quả điều tra tài sản với mục đích khác ngoài xét xử yêu cầu phân chia tài sản sẽ bị phạt tù tối đa 2 năm hoặc phạt tiền tối đa 5 triệu won (Khoản 4 Điều 48.3 và Điều 73 Luật Tố tụng gia đình).