VIETNAMESE

Ly hôn
Đối tượng của phân chia tài sản
Tài sản chung của vợ chồng
- Về nguyên tắc, tài sản được coi là đối tượng của phân chia tài sản gồm các loại tài sản chung do hai vợ chồng cùng đóng góp trong thời kỳ hôn nhân nên không thể định rõ thuộc quyền sở hữu của ai trong hai vợ chồng. Án lệ xác định dù tài sản đó có đứng tên một trong hai vợ chồng hoặc người thứ ba thì thực tế, đó vẫn là tài sản có được do sự hợp tác của vợ chồng nên được coi là đối tượng của phân chia tài sản (Phán quyết số 96 Meu 1434 của Tòa án tối cao ngày 10.04.1989). Tài sản chung của vợ chồng gồm nhà cửa, tiền gửi, chứng khoán, tiền cho vay v.v., trong trường hợp có nghĩa vụ tài chính (nợ) thì được trừ vào số tài sản trên.
※ Án lệ coi hợp tác của vợ chồng bao gồm đi làm kiếm tiền, nuôi con và làm việc nhà (Quyết định số Ja 93 Seu 6 của Tòa án tối cao ngày 11.05.1993).
Tài sản sở hữu riêng của vợ/chồng
- Về nguyên tắc, tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ/chồng trước hôn nhân hoặc tài sản vợ/chồng có được do thừa kế, quà tặng, nhận lại v.v. là tài sản sở hữu riêng của vợ/chồng (Khoản 1 Điều 830 Luật Dân sự) nên không thể là đối tượng của phân chia tài sản. Tuy nhiên, nếu một bên vợ/chồng góp phần vào việc duy trì, gia tăng số tài sản sở hữu riêng đó lên thì phần tăng lên đó có thể bao gồm trong phân chia tài sản (Phán quyết số 93 Meu 1020 của Tòa án tối cao ngày 13.05.1994, Phán quyết số 97 Meu 1486, 1493 của Tòa án tối cao ngày 13.02.1988, Quyết định số Ja 20023 Seu 36 của Tòa án tối cao ngày 28.08.2002 v.v.).
Thu nhập trong tương lai như tiền thôi việc, lương hưu
- Án lệ xác định tiền thôi việc, lương hưu v.v. đã nhận khi ly hôn, có thể là đối tượng của phân chia tài sản (Phán quyết số 94 Meu 1713, 1920 của Tòa án tối cao ngày 23.05.1995, Phán quyết số 94 Meu 1584 của Tòa án tối cao ngày 28.03.1995), vào thời điểm ly hôn, nếu vợ/chồng vẫn đang đi làm dù chưa nhận tiền thôi việc thì tiền thôi việc vốn đã tồn tại khi kết thúc phiên tòa điều trần tranh luận và khoản tiền thôi việc, tài sản có thể đánh giá một cách chân thực về giá trị kinh tế, cũng có thể bao gồm trong đối tượng phân chia tài sản, nếu nghỉ việc vào thời điểm kết thúc phiên toàn điều trần tranh luận thì số tiền tương đương với tiền thôi việc có thể nhận cũng sẽ là đối tượng phân chia (Phán quyết số 2013 Meu 2250 của Tòa án tối cao ngày 16.07.2024).
Nghĩa vụ tài chính
- Trường hợp vợ/chồng có nghĩa vụ tài chính (nợ) với người thứ ba trong thời kỳ hôn nhân, nếu đó là nghĩa vụ tài chính để hình thành tài sản chung của vợ chồng (ví dụ tiền đi vay để có nhà sống chung) hoặc nghĩa vụ tài chính liên quan đến sinh hoạt gia đình (ví dụ chi phí mua đồ dùng sinh hoạt) thì khoản tài chính đó có thể là đối tượng phân chia tài sản (Quyết định số Ja 2002 Seu 36 của Tòa án tối cao ngày 28.08.2002, Phán quyết số 96 Meu 1397 của tòa án tối cao ngày 11.06.1999, Phán quyết số 97 Meu 1486, 1493 của Tòa án tối cao ngày 13.02.1998 v.v.).
- Trường hợp một bên vợ hoặc chồng mắc nợ trong quá trình chịu trách nhiệm hoạt động kinh tế, đề nghị ly hôn thì số nợ đó cũng có thể là đối tượng yêu cầu phân chia tài sản. Trong vụ khởi kiện yêu cầu người vợ hỗ trợ chồng không có năng lực kinh tế, yêu cầu ly hôn chồng và yêu cầu phân chia tài sản, Tòa án tối cao phát xét rằng “Thông qua xem xét tình trạng tài sản bằng cách khấu trừ tài sản tiêu cực (nợ) khỏi tài sản tích cực mà mỗi bên nắm giữ khi ly hôn, nếu đối phương yêu cầu phân chia tài sản nắm giữ tài sản tích cực nhiều hơn phần tài sản lẽ ra thuộc về mình hoặc chịu ít phần tài sản tiêu cực hơn, thì việc phân chia tài sản bằng cách phân chia tài sản tích cực hoặc tài sản tiêu cực đều có thể thực hiện được, và trường hợp sau không có nghĩa là yêu cầu phân chia tài sản sẽ bị bác bỏ (Phán quyết Hội đồng toàn thể Thẩm phán số 2010 Meu 4071 của Tòa án tối cao ngày 20.06.2013).
Đối tượng phân chia tài sản khác
- Án lệ cho rằng trong thời kỳ hôn nhân, nếu vợ hoặc chồng nhờ vào sự giúp đỡ của bên còn lại để có được tư cách hoặc khả năng có thu nhập lớn trong tương lại như luật sư, bác sĩ, kế toán, giáo sư v.v. thì thu nhập dự kiến trong tương lai nhờ tư cách hoặc khả năng này, có thể được xem xét khi xác định số tiền và phương pháp phân chia tài sản (Phán quyết số 98 Meu 213 của Tòa án tối cao ngày 12.06.1998).