VIETNAMESE

Ly hôn
Quyền phân chia tài sản
Khái niệm quyền yêu cầu phân chia tài sản
- Khi hai vợ chồng ly hôn, cần chia tài sản do hai vợ chồng cùng tích góp được trong thời kỳ hôn nhân. Khi đó, quyền mà một trong hai vợ chồng đã ly hôn có thể yêu cầu đối phương phân chia tài sản, được gọi là quyền yêu cầu phân chia tài sản.
- Quyền yêu cầu phân chia tài sản được thừa nhận trong thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn, nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được về việc phân chia tài sản thì có thể yêu cầu xét xử phân chia tài sản tại Tòa án Gia đình [Điều 839.2, Điều 843 Luật Dân sự và Mục 4 Điểm 1(b) Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 36 Luật Tố tụng gia đình].
Quyết định của Tòa án Hiến pháp về chế độ yêu cầu phân chia tài sản
“Chế độ phân chia tài sản khi ly hôn thực chất là chế độ trong đó tính chất thanh lý tài sản chung được hình thành thông qua sự đóng góp của hai bên trong thời kỳ hôn nhân và được bổ sung tính chất hỗ trợ bên kia khi khó khăn về tài chính...” (Hội đồng thoàn thể Thẩm phán 96 Heonba 14 của Tòa án Hiến pháp ngày 30.10.1997)
Chuyển nhượng, thừa kế quyền yêu cầu phân chia tài sản
- Có nhiều ý kiến khác nhau về việc quyền yêu cầu phân chia tài sản có được chuyển nhượng hay được thừa kế hay không. Tuy nhiên, cũng có án lệ rằng, nếu một trong hai vợ chồng qua đời khi khởi kiện ly hôn và yêu cầu phân chia tài sản diễn ra cùng nhau, yêu cầu phân chia tài sản đi kèm với khởi kiện ly hôn cũng mất đi quyền duy trì yêu cầu đó và khởi kiện ly hôn sẽ kết thúc đồng thời với quyền yêu cầu phân chia tài sản (Phán quyết số 246, 253 của Tòa án tối cao ngày 28.10.1994).
Mối quan hệ giữa quyền yêu cầu phân chia tài sản và quyền yêu cầu tiền bồi thường
- Phân chia tài sản là yêu cầu được hoàn lại cho những đóng góp vào tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tiền bồi thường ly hôn có mục đích nhằm an ủi những đau đớn về tinh thần cho người bị ly hôn do đối phương có lỗi. Căn cứ phát sinh, mục đích áp dụng, thủ tục xét xử v.v. của các quyền lợi này có nhiều điểm khác nhau nên án lệ coi đây là những chế độ riêng rẽ (Phán quyết số 2000 Da 58804 của Tòa án tối cao ngày 08.05.2001). Theo đó, có thể yêu cầu riêng phân chia tài sản và tiền bồi thường.

Tham khảo: Thời điểm và tiêu chuẩn tính phần phân chia tài sản của Tòa án

Án lệ xác định tài sản và giá trị tài sản là đối tượng của phân chia tài sản được quyết định căn cứ vào ngày khai báo ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn hoặc thời điểm kết thúc phiên tòa điều trần tranh luận trong trường hợp đơn phương ly hôn Phán quyết số 99 Meu 906 của Tòa án tối cao ngày 22.09.2000, Phán quyết số 2005 Da 74900 của Tòa án tối cao ngày 14.09.2006 v.v), khi đó phương thức, tỷ lệ hay số tiền liên quan sẽ do cả hai bên thỏa thuận, có xem xét đến con số và các vấn đề khác (Phán quyết số 97 Meu 1486, 1493 của Tòa án tối cao ngày 13.02.1998).

Tham khảo: Quyền hủy bỏ hành vi gian dối

để bảo toàn quyền yêu cầu phân chia tài sản

Quyền hủy bỏ hành vi gian dối là gì?

Trường hợp một trong hai vợ chồng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích bảo vệ quyền tài sản như xử lý mua bán bất động sản dù biết rằng điều đó sẽ làm tổn hại đến việc thực hiện quyền yêu cầu phân chia tài sản của đối phương, tức là thực hiện hành vi gian dối, đối phương có thể áp dụng quyền hủy của chủ nợ theo Luật Dân sự, đề nghị Tòa án Gia đình hủy bỏ hành vi gian dối và khôi phục nguyên trạng, điều này được gọi là quyền hủy bỏ hành vi gian dối (Khoản 1 Điều 406 và Khoản 1 Điều 839.3 Luật Dân sự).

Thời gian khởi kiện hủy bỏ hành vi gian dối

Khởi kiện hủy bỏ hành vi gian dối có thể được thực hiện trong vòng 1 năm kể từ ngày biết nguyên nhân hủy bỏ và 5 năm kể từ ngày có hành vi pháp luật (Khoản 2 Điều 406 và Khoản 2 Điều 839.3 Luật Dân sự).

3. 법령해석사례 등
4. 행정심판례
5. 판례
6. 헌재결정례
7. 키워드