VIETNAMESE

Ly hôn
Đối tượng yêu cầu tiền bồi thường
Yêu cầu bồi thường đối với người thứ ba có trách nhiệm trong đổ vỡ hôn nhân
- Có thể yêu cầu người đưa ra nguyên nhân ly hôn tiền bồi thường [Điều 750, Điều 751, Điều 806, Điều 843 Luật Dân sự và Mục 2 Điểm 1(c) Khoản 1 Điều 2 Luật Tố tụng gia đình)]. Theo đó, trường hợp vợ/chồng có trách nhiệm trong đổ vỡ hôn nhân, nếu người thứ ba như bố mẹ chồng, bố mẹ vợ v.v có trách nhiệm trong đổ vỡ hôn nhân thì có thể yêu cầu người thứ ba đó tiền bồi thường.
Trường hợp người thứ ba có trách nhiệm trong đổ vỡ hôn nhân
· Có thể nói đến các trường hợp bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, vợ lẽ, vợ/chồng ngoại tình v.v. can thiệp không công bằng vào đời sống hôn nhân, dẫn đến hôn nhân tan vỡ hoặc bị bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ hành hung, ngược đãi hoặc xúc phạm đến mức cảm thấy việc ép buộc tiếp tục quan hệ hôn nhân là điều khắc nghiệt (Phán quyết số 2003 Meu 1890 của Tòa án tối cao ngày 27.02.2004, Phán quyết số 96 Meu 1434 của Tòa án tối cao ngày 10.04.1988 v.v.)
Yêu cầu bên thứ ba bồi thường cho những hành vi vi phạm pháp luật sau khi đổ vỡ hôn nhân
- Sau khi cuộc sống chung vợ chồng tan vỡ do bất hòa hoặc sống riêng trong thời gian dài, không còn tình trạng chung sống vợ chồng và về mặt khách quan là không thể hồi phục thì dù bên thứ ba có ngoại tình với một trong hai vợ chồng thì đối phương vợ/chồng cũng không thể yêu cầu bên thứ ba bồi thường (Phán quyết số 2011 Meu 2997 của Tòa án tối cao ngày 20.11.2014).
Trường hợp không công nhận trách nhiệm bồi thường đối với người thứ ba
· Tòa án tối cao cho rằng "vợ chồng chưa ly hôn nhưng cuộc sống chung của họ đã thực sự tan vỡ và đến mức không thể khôi phục lại được, kể cả khi bên thứ ba ngoại tình với một trong hai người thì điều này không thể coi là xâm hại đến cuộc sống sinh hoạt vợ chồng hoặc cản trở duy trì hôn nhân. Ngoài ra, cũng không thể coi việc này là xâm hại đến quyền lợi về cuộc sống chung vợ chồng nên không thể xác lập hành vi vi phạm pháp luật, và không nên nhìn nhận mối quan hệ pháp lý này một cách khác biệt chỉ vì yêu cầu đơn phương ly hôn đang được tiến hành hoặc đơn phương ly hôn chưa được gửi lên Tòa án” (Phán quyết số 2011 Meu 2997 của Tòa án tối cao ngày 20.11.2014)".