VIETNAMESE

Ly hôn
Khởi kiện ly hôn khi vợ chồng ở nước ngoài
Luật Chi phối trong ly hôn
- Nếu các đương sự (vợ chồng) trong vụ kiện ly hôn là công dân Hàn Quốc thì dù họ sống ở nước ngoài, những phán quyết liên quan đến ly hôn, quyền nuôi dạy con cái v.v. vẫn được áp dụng luật pháp Hàn Quốc (Điểm 1 Điều 64 và Điều 66 Luật Tư pháp quốc tế).
Thẩm quyền xét xử
- Để khởi kiện lên Tòa án Hàn Quốc, Tòa án Hàn Quốc phải có thẩm quyền xét xử quốc tế đối với vụ việc ly hôn. Theo các án lệ của vấn đề này, về nguyên tắc, áp dụng nguyên tắc địa chỉ cư trú của bị đơn, tại (Phán quyết số 2005 Meu 884 của Tòa án tối cao ngày 26.05.2006), Điều 2 Luật Tư pháp quốc tế quy định rằng đương sự hoặc vụ việc tranh chấp thực chất có liên quan đến Hàn Quốc thì Tòa án Hàn Quốc có thẩm quyền xét xử quốc tế.
Trường hợp khởi kiện ly hôn ở Tòa án Gia đình Hàn Quốc
- Phương thức khởi kiện
· Khi được triệu tập vào ngày biện luận, ngày điều trần hoặc ngày hòa giải, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp phải trình diện khi được yêu cầu. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi người đang ở nước ngoài nộp đơn khởi kiện ly hôn tại Hàn Quốc, người đại diện của họ có thể được phép trình diện với sự cho phép của Chủ tọa phiên tòa, hòa giải viên hoặc thẩm phán phụ trách hòa giải (Điều 7 Luật Tố tụng gia đình).
※ Thông tin chi tiết liên quan đến thủ tục đơn phương ly hôn có thể được tìm thấy trong <Đơn phương ly hôn Thủ tục đơn phương ly hôn -Thủ tục của đơn phương ly hôn> của nội dung này.
- Khai báo ly hôn tại cơ quan hành chính Hàn Quốc hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài
· Nếu phán quyết ly hôn được xác nhận thông qua khởi kiện ly hôn thì một trong hai vợ chồng phải đính kèm bản phán quyết và giấy chứng nhận vào đơn khai báo ly hôn trong vòng một tháng kể từ ngày xác lập hòa giải hoặc ngày có phát quyết cuối cùng và nộp cho Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài (Đại sứ quán Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, nếu không có cơ quan đại diện tại khu vực đó, thì là cơ quan đại diện lân cận) hoặc nộp cho văn phòng Thị chính, quận, thị trấn hoặc xã có thẩm quyền nơi cứ trú hoặc đăng ký trong nước (Điều 34, Điều 58 và Điều 78 Quy tắc Liên quan đến đăng ký quan hệ gia đình).
Trường hợp khởi kiện ly hôn ở Tòa án nước ngoài
- Phê duyệt xét xử ở nước ngoài
· Nếu nộp đơn ly hôn lênTòa án ở nước ngoài và nhận được phán quyết ly hôn thì hiệu lực của phán quyết này không được công nhận ngay lập tức tại Hàn Quốc. Phán quyết cuối cùng của Tòa án nước ngoài hoặc phiên tòa xét xử có hiệu lực tương tự (sau đây gọi là “xét xử được xác nhận v.v.”) phải đáp ứng tất cả các yêu cầu sau đây để được phê duyệt (Khoản 1 Điều 217 Luật Tố tụng dân sự).
1. Quyền xét xử quốc tế của Tòa án nước ngoài phải được công nhận phù hợp với các nguyên tắc tài phán quốc tế theo luật pháp Hàn Quốc hoặc các điều ước quốc tế
2. Bị đơn thua kiện vẫn theo vụ kiện, có thời gian cần thiết để bào chữa theo phương thức hợp pháp, dù nhận (trừ trường hợp giao nhận thông báo công khai hoặc hình thức tương tự) hoặc không nhận được đơn ly hôn hoặc giấy tờ liên quan và các thông báo ngày hết hạn cũng như sắc lệnh.
3. Xét về thủ tục tố tụng và nội dung của phán quyết cuối cùng v.v. không trái với phong tục tốt đẹp hoặc trật tự xã hội khác của Hàn Quốc.
4. Có sự bảo đảm lẫn nhau hoặc không có sự mất cân bằng đáng kể về điều kiện phê duyệt chẳng hạn như phán quyết cuối cùng v.v. và không có sự khác biệt đáng kể ở các khía cạnh quan trọng giữa Hàn Quốc và quốc gia mà Tòa án nước ngoài trực thuộc
Án lệ liên quan
“Liên quan đến cùng một vụ việc giữa cùng các bên, nếu bản án được phán quyết ở Hàn Quốc và sau đó được tuyên bố và xác nhận ở nước ngoài, bản phán quyết ở nước ngoài đó vi phạm phong tục tốt đẹp và trật tự xã hội khác của Hàn Quốc bằng việc vi phạm quy tắc “vấn đề đã được giải quyết” của bản án Hàn Quốc, do vậy điều này không đáp ứng các yêu cầu để phê chuẩn phán quyết nước ngoài quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật Tố tụng dân sự nên bản án không có hiệu lực ở Hàn Quốc.”(Phán quyết số 93 Meu 1051, 1068 của Tòa án tối cao ngày 10.05.1994)
- Khai báo ly hôn tại cơ quan hành chính Hàn Quốc hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài
· Nếu việc ly hôn được giải quyết theo phán quyết ly hôn của Tòa án nước ngoài, thì một trong hai vợ chồng phải đính kèm các tài liệu sau đây vào đơn khai báo ly hôn trong vòng 1 tháng kể từ ngày xác lập hòa giải hoặc ngày phán quyết cuối cùng và nộp cho Cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài hoặc văn phòng Thị chính, quận, thị trấn, xã có thẩm quyền nơi cư trú, đăng ký hoặc cơ quan đăng ký quan hệ gia đình thuộc văn phòng đăng ký quan hệ gia đình cho người Hàn Quốc ở nước ngoài [Điều 58, Điều 78 Luật pháp Liên quan đến đăng ký quan hệ gia đình, Hướng dẫn Xử lý hành chính các thủ tục khai báo đăng ký quan hệ gia đình cho người Hàn Quốc đang cư trú ở nước ngoài (Điểm 2 Quy tắc xét xử quan hệ gia đình số 486, ban hành ngày 17.02.2016, thi hành ngày 01.03.2016) và Hướng dẫn Xử lý hành chính đăng ký quan hệ gia đình theo phán quyết ly hôn của Tòa án ngoài nước (Điều 2 Quy tắc xét xử quan hệ gia đình số 419, ban hành ngày 08.01.2016, thi hành ngày 01.02.2015).
1. Bản chính hoặc bản sao chứng thực bản phán quyết và giấy chứng nhận (Tuy nhiên, nếu giấy chứng nhận ly hôn được Tòa án nước ngoài cấp thay cho bản chính hoặc bản sao chứng thực bản phán quyết và giấy chứng nhận thì lấy giấy tờ đó)
2. Hồ sơ phản hồi vụ kiện dù bị đơn thua kiện vẫn có thời gian cần thiết để bào chữa theo phương thức hợp pháp, dù nhận (trừ trường hợp giao nhận thông báo công khai hoặc hình thức tương tự) hoặc không nhận được đơn ly hôn hoặc giấy tờ liên quan và các thông báo ngày hết hạn cũng như sắc lệnh.
3. Bản dịch của từng loại hồ sơ trên