VIETNAMESE

Ly hôn
Ly hôn hòa giải
Yêu cầu hòa giải ở Tòa án Gia đình
- Chế độ hòa giải trước
· Nguyên tắc hòa giải trước nghĩa là phải xin Tòa án Gia đình hòa giải trước khi tiến hành khởi kiện ly hôn, trường hợp khởi kiện ly hôn mà không qua thủ tục yêu cầu hòa giải thì Tòa án Gia đình sẽ chuyển vụ kiện về hòa giải theo thẩm quyền của mình. Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây sẽ không cần qua thủ tục hòa giải mà tiến hành luôn thủ tục khởi kiện [Mục 4 Điểm 1(b) Khoản 1 Điều 2 và Điều 50 Luật Tố tụng gia đình].
1. Trường hợp không nhận được thông báo công khai và không triệu tập được vợ/chồng hoặc cả hai vợ chồng
2. Trường hợp hòa giải không được xác lập dù đã chuyển vụ kiện ly hôn về bước hòa giải
※ Trường hợp nộp đơn yêu cầu hòa giải ly hôn, nhưng nếu có những vấn đề không được thỏa thuận giữa hai vợ chồng như phân chia tài sản, tiền bồi thường, chỉ định người có quyền giám hộ và vấn đề nuôi con, bạn có thể yêu cầu giải quyết các vấn đề này cùng với việc hòa giải (Điều 57 Luật Tố tụng gia đình).
- Tòa án có thẩm quyền
· Nộp đơn xin hòa giải ở Tòa án Gia đình dưới đây để yêu cầu hòa giải (Điều 22 và Điều 51 Luật Tố tụng gia đình).
1. Tòa án Gia đình tương ứng nơi có phiên toàn xét xử thông thường mà vợ chồng cùng thuộc khu vực thẩm quyền của Tòa án Gia đình đó
2. Tòa án Gia đình tương ứng nơi có phiên tòa xét xử thông thường của phía vợ hoặc chồng thuộc khu vực thẩm quyền của Tòa án Gia đình nơi vợ và chồng có cùng địa chỉ vào thời điểm gần nhất
3. Trong những trường hợp không thuộc mục 1. và 2. nêu trên và khi một trong hai vợ chồng khởi kiện người kia thì sẽ là Tòa án Gia đình nơi có phiên tòa xét xử thông thường thuộc thẩm quyền bên đối phương
4. Tòa án Gia đình được quyết định theo theo thỏa thuận giữa hai vợ chồng
※ Tòa án Gia đình có thẩm quyền có thể được tìm thấy tại Trang chủ Tòa án Hàn Quốc (http://www.scourt.go.kr), Tìm kiếm Tòa án các cấp, Tòa án có thẩm quyền.
- Hồ sơ cần thiết khi nộp đơn
1. 1 Đơn ly hôn hoặc Đơn xin hòa giải ly hôn
2. 1 bản Xác nhận quan hệ hôn nhân của từng vợ/chồng
3. 1 bản sao chứng thực đăng ký cư trú của mỗi người
4. 1 bản Xác nhận quan hệ gia đình của từng vợ/chồng
5. Trường hợp có con cái chưa thành niên [gồm con đang được mang thai, trừ con cái đến độ tuổi thành niên trong thời gian xem xét ly hôn (thời gian được định nghĩa trong Khoản 2 và Khoản 3 Điều 836.2 Luật Dân sự], cần giấy chứng nhận cơ bản của từng người con, giấy chứng nhận quan hệ gia đình
6. Cái giấy tờ giải thích khác
Điều tra sự thật bởi Tòa án Gia đình
- Mỗi gia đình đều có điều kiện sinh hoạt, cuộc sống hôn nhân, mức độ dẫn đến ly hôn v.v. khác nhau nên cần xem xét đến các yếu tố đặc thù, cụ thể đó trong quá trình hòa giải. Với lý do đó, nhân viên điều tra tiến hành điều tra sự thật trước khi hòa giải (Điều 6 và Điều 56 Luật Tố tụng gia đình).
- Trong trường hợp cần thiết để phục vụ công việc điều tra, các cơ quan cảnh sát, hành chính, đoàn thể hoặc cá nhân được công nhận (ngân hàng, trường học v.v) có thể là đối tượng điều tra để tìm hiểu các vấn đề về tiền gửi, tài sản, thu nhập, quan hệ giáo dục và các hạng mục khác liên quan đến đương sự (Điều 8 Luật Tố tụng gia đình và Điều 3 Quy tắc thi hành Luật Tố tụng gia đình).
Triệu tập hai vợ chồng và hòa giải của Tòa án Gia đình
- Triệu tập, lời khai của hai vợ chồng
· Khi ngày hòa giải của Tòa án được ấn định, các bên tham gia hòa giải hoặc người đại diện hợp pháp của họ có mặt (trường hợp có lý do đặc biệt, người đại diện được cho phép có thể tham dự hoặc có người hỗ trợ đi cùng), đưa ra lời khai và tiến hành hòa giải dựa trên sự đồng ý của các bên (Điều 7 Luật Tố tụng gia đình).
· Nếu người yêu cầu hòa giải không có mặt vào ngày hòa giải thì ngày hòa giải sẽ được ấn định lại và nếu người yêu cầu hòa giải không có mặt vào ngày hòa giải mới hoặc ngày hòa giải tiếp theo sau đó thì đơn yêu cầu hòa giải được coi là đã bị rút lại (Điều 49 Luật Tố tụng gia đình và Điều 31 Luật Hòa giải dân sự), nếu đối phương tham gia hòa giải không có mặt vào ngày hòa giải, Ủy ban hòa giải hoặc thẩm phán phụ trách hòa giải sẽ ra quyết định thay thế hòa giải theo thẩm quyền (quyết định hòa giải cưỡng chế) (Điều 49 Luật Tố tụng gia đình, Điều 30 và Điều 32 Luật Hòa giải dân sự).
- Xác lập hòa giải
· Nếu các bên đương sự đồng ý ly hôn ở bước thủ tục hòa giải thì nội dung thỏa thuận đó được ghi trong hồ sơ hòa giải và hòa giải được xác lập (Khoản 1 Điều 59 Luật Tố tụng gia đình). Hòa giải này có hiệu lực tương tự như hòa giải bằng xét xử (Nội dung chính Khoản 2 Điều 59 Luật Tố tụng gia đình) nên hôn nhân sẽ được giải quyết.
- Quyết định thay thế hòa giải, quyết định khuyến nghị hòa giải
· Ủy ban hòa giải hoặc thẩm phán phụ trách hòa giải, bằng thẩm quyền của mình, có thể quyết định thay thế hòa giải hoặc quyết định khuyến nghị hòa giải trong trường hợp hoặc ① đối phương tham gia hòa giải không xuất hiện vào ngày hòa giải hoặc ② các bên không đạt được thỏa thuận hoặc ③ nội dung của thỏa thuận giữa các bên hòa giải được coi là không phù hợp (Điều 12, Điều 49 Luật Tố tụng gia đình, Điều 30, Điều 32 Luật Hòa giải dân sự và Khoản 1 Điều 225 Luật Tố tụng dân sự).
· Sau khi quyết định hòa giải cưỡng chế được gửi đi, nếu các bên ① không nộp đơn phản đối trong vòng 2 tuần sau khi đưa ra quyết định hòa giải bắt buộc này hoặc ② đơn phản đối được rút lại hoặc ③ quyết định bác bỏ đơn phản đối trở thành quyết định cuối cùng thì hòa giải bằng xét xử sẽ có hiệu lực tương tự như phán quyết cuối cùng (Điều 49, Khoản 2 Điều 59 Luật Tố tụng gia đình, Điều 34 Luật Hòa giải dân sự và Điều 231 Luật Tố tụng dân sự).
Khai báo ly hôn lên cơ quan hành chính
- Sau khi hòa giải được thiết lập, người yêu cầu hòa giải phải đính kèm bản sao chứng thực hồ sơ hòa giải và giấy chứng nhận vào đơn khai báo ly hôn trong vòng 1 tháng kể từ ngày xác lập hòa giải và nộp cho văn phòng Thị chính, quận, thị trấn hoặc xã có thẩm quyền nơi cư trú hoặc đăng ký (Điều 58 và Điều 78 Luật pháp Liên quan đến đăng ký quan hệ gia đình).