VIETNAMESE

Ly hôn
Khả năng yêu cầu cấp dưỡng nuôi con khi giải quyết hôn nhân thực tế
Nguyên tắc
- Con của vợ chồng hôn nhân thực tế là “con ngoài giá thú” và lấy họ, tên khai sinh của mẹ (Khoản 3 Điều 781 Luật dân sự) nên có quan hệ mẹ con hợp pháp với người mẹ nhưng không có mối quan hệ cha con hợp pháp với người cha. Theo đó, không thể yêu cầu người cha cấp dưỡng nuôi con khi giải quyết hôn nhân thực tế.
※ Án lệ liên quan đến việc yêu cầu chỉ định cha đẻ của con ngoài giá thú làm người nuôi con
“Theo pháp luật hiện hành, không có cơ sở pháp lý để lập đơn chỉ định người chăm sóc trẻ hoặc xác định các vấn đề liên quan đến quyền nuôi con, trừ khi có đơn của bên đã ly hôn hoặc khi cuộc hôn nhân bị phán quyết vô hiệu hoặc hủy bỏ nên mẹ ruột của đứa trẻ được sinh ra thông qua hôn nhân thực tế hoặc mối quan hệ tạm thời không thể đưa ra yêu cầu như vậy đối với cha ruột của đứa trẻ.” (Phán quyết số 79 Meu 3 của Tòa án tối cao ngày 08.05.1979)
Trường hợp có thể yêu cầu cấp dưỡng nuôi con
- Phải tồn tại quan hệ hợp pháp giữa con cái và người cha để có thể yêu cầu người cha của đứa trẻ tiền cấp dưỡng nuôi con. Quan hệ hợp pháp này là ① người cha nhận con và khai là con đẻ (tuy nhiên, ngay cả khi người mẹ đã được xác định danh tính, nhưng nếu người cha gặp khó khăn trong việc khai báo theo nội dung chính, chẳng hạn như không biết người mẹ ở đâu hoặc người mẹ không hợp tác trong việc nộp các giấy tờ cần thiết để đăng ký khai sinh mà không có lý do chính đáng, người cha có thể xin xác nhận của Toà án Gia đình có thẩm quyền theo đăng ký hoặc theo địa chỉ của mình) (Điều 855, Khoản 1 Điều 859 Luật Dân sự và Điều 57 Luật pháp liên quan đến đăng ký quan hệ gia đình), hoặc ② Khi một đứa trẻ v.v. nộp đơn khởi kiện yêu cầu công nhận tới người cha và Tòa ra phán quyết công nhận (Điều 863 và 864 Luật Dân sự).
※ Khởi kiện yêu cầu công nhận
- Khởi kiện yêu cầu công nhận là gì?
· Khởi kiện yêu cầu công nhận là việc yêu cầu Tòa án công nhận người con sinh ra ngoài giá thú là con đẻ khi cha mẹ không công nhận người con sinh ngoài giá thú là con ruột của mình.
- Người có quyền khởi kiện
· Khởi kiện yêu cầu công nhận có thể được đệ trình bởi người con, họ hàng ruột thịt hoặc người đại diện hợp pháp của trẻ (Điều 863 Luật Dân sự).
· Có thể nộp đơn kiện yêu cầu công nhận bất cứ lúc nào, nhưng nếu cha hoặc mẹ đã qua đời thì không thể nộp đơn kiện quá 2 năm sau khi biết tin về việc đã qua đời (Điều 864 Luật Dân sự).
- Đối phương của khởi kiện
· Đối phương của khởi kiện yêu cầu công nhận là cha hoặc mẹ (Điều 863 Luật Dân sự), nếu cha hoặc mẹ đã qua đời thì sẽ là Công tố viên (Điều 864 Luật Dân sự).
- Thời hạn khởi kiện
· Có thể nộp đơn kiện yêu cầu công nhận bất cứ lúc nào, nhưng nếu cha hoặc mẹ đã qua đời thì không thể nộp đơn kiện quá 2 năm sau khi biết tin về sự qua đời (Điều 864 Luật Dân sự).
- Tòa án có thẩm quyền
· Khởi kiện yêu cầu công nhận sẽ ① thuộc thẩm quyền độc quyền của Tòa án Gia đình nơi có phiên toàn xét xử thông thường của đối phương vụ kiện, ② nếu tất cả đối phương đều đã qua đời thì có thể nộp đơn lên Tòa án Gia đình ở địa chỉ cuối cùng của một trong số họ (Khoản 2 Điều 26 Luật Tố tụng gia đình).
- Khai báo công nhận
· Khi phiên tòa công nhận được xác nhận, phải gửi kèm theo bản sao bản án và giấy xác nhận trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày xác nhận bản án và phải khai báo công nhận lên thành phố, thị trấn, xã (Điều 58 Luật pháp liên quan đến đăng ký quan hệ gia đình).
- Ảnh hưởng của khởi kiện yêu cầu công nhận
· Nếu phán quyết cho yêu cầu công nhận được xác nhận, thì được coi là quan hệ ruột thịt đã tồn tại kể từ khi người con được sinh ra (Điều 860 Luật Dân sự), và có trách nhiệm nuôi dưỡng và thăm gặp người con (Điều 864.2 Luật dân sự).
- Khiếu nại về việc công nhận
· Trường hợp phản đối việc công nhận, người con hoặc bên liên quan khác có thể khởi kiện để phản đối việc công nhận trong vòng 1 năm kể từ ngày biết được sự tồn tại của khai báo công nhận (Điều 862 Luật Dân sự).
- Nếu quan hệ cha con được thừa nhận theo cách trên thì người cha phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nuôi dưỡng con (Điều 837, 837.2, Điều 843, Điều 864.2 và Khoản 4 Điều 909 Luật Dân sự) và có thể yêu cầu cấp dưỡng nuôi con đối với người cha.