VIETNAMESE

Ly hôn
Khả năng yêu cầu tiền bồi thường khi chấm dứt hôn nhân thực tế
Khả năng yêu cầu tiền bồi thường khi chấm dứt hôn nhân thực tế
- Hôn nhân thực tế có thể được giải quyết khi hai vợ chồng có chung thỏa thuận hoặc một bên đơn phương chấm dứt. Trong trường hợp này, bên vợ hoặc chồng đơn phương chấm dứt hôn nhân thực tế mà không có căn cứ chính đáng (lý do tương đương với Điều 840 Luật dân sự) có trách nhiệm bồi thường cho bên kia những tổn thất về tinh thần do hôn nhân thực tế tan vỡ (Điều 750 và 751 Luật Dân sự). Nếu hai vợ chồng không đạt được thỏa thuận về tiền bồi thường thì có thể yêu cầu lên Tòa án [Mục 1 Điểm 1(c) Khoản 1 Điều 2 Luật Tố tụng gia đình)].
※ Án lệ liên quan đến bồi thường tổn thất do quan hệ hôn nhân thực tế chấm dứt không chính đáng
“Ngay cả trong hôn nhân thực tế, các cặp vợ chồng có nghĩa vụ chung sống, hỗ trợ, hợp tác với nhau theo quy định tại Khoản 1 Điều 826 Luật dân sự ... vì vậy, nếu một trong hai vợ chồng trong hôn nhân thực tế đơn phương từ bỏ nghĩa vụ vợ chồng như sống chung, chăm sóc, hợp tác v.v. mà không có lý do chính đáng thì được coi là người vợ/chồng đó đã chấm dứt hôn nhân thực tế một cách bất công bằng hành vi cố ý, về nguyên tắc, trừ khi đối phương bên kia được xét thấy có lý do phù hợp với nguyên nhân ly hôn tại phiên tòa xét xử, người đó không được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc chấm dứt hôn nhân thực tế không chính đáng.” (Phán quyết số 97 Meu 544, 551 của Tòa án tối cao ngày 21.08.1998)
※ Án lệ lý do chính đáng chấm dứt hôn nhân thực tế
Trường hợp vợ/chồng trong hôn nhân thực tế có hành vi không chung thủy (Phán quyết số 66 Meu 39 của Tòa án tối cao ngày 24.01.1967)
Trường hợp vợ/chồng bỏ rơi đối phương với mục đính xấu (Phán quyết số 97 Meu 544, 551 của Tòa án tối cao ngày 21.08.1998)
Trường hợp bị đối xử bất công nghiêm trọng bởi vợ/chồng hoặc họ hàng ruột thịt của họ (Phán quyết số 83 Meu 26 của Tòa án tối cao ngày 27.09.1983)
- Mặt khác, nếu nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ của hôn nhân thực tế là do người thứ ba, không phải là vợ hoặc chồng (ví dụ: bố mẹ của vợ/chồng v.v.) thì cũng có thể yêu cầu người thứ ba bồi thường [Mục 1 Điểm 1(c) Khoản 1 Điều 2 Luật Tố tụng gia đình].