VIETNAMESE

Ly hôn
Thay đổi tình trạng quan hệ sau ly hôn
Chấm dứt quan hệ vợ chồng
- Khi ly hôn, quan hệ vợ chồng giữa hai vợ chồng chấm dứt nên nghĩa vụ chung sống của vợ chồng như sống cùng nhau, chăm sóc, hợp tác v.v. cũng không còn (Khoản 1 Điều 826 Luật Dân sự). Nói cách khác, vợ chồng phải chung sống, hỗ trợ, hợp tác với nhau, chăm sóc nhau nhưng nếu ly hôn thì nghĩa vụ đó không còn nữa nên không thể yêu cầu thực hiện những điều đó khi đối phương không thực hiện.
Chấm dứt quan hệ sui gia
- Khi ly hôn, quan hệ sui gia nảy sinh với họ hàng ruột thịt của đối phương sẽ bị chấm dứt (Khoản 1 Điều 775 Luật Dân sự). Sui gia ở đây là vợ/chồng của người có quan hệ ruột thịt (chị dâu, anh rể, cô, chú, v.v.), ruột thịt của vợ/chồng (bố chồng, mẹ chồng, em trai vợ, em gái vợ v.v), vợ/chồng của người có quan hệ ruột thịt với vợ/chồng (em dâu, v.v.) (Điều 769 Luật Dân sự).
Tự do tái hôn
- Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân nên có thể tái hôn (Điều 810 Luật Dân sự). Nói cách khác, vì quan hệ hôn nhân bị hủy bỏ do ly hôn nên không cấu thành quan hệ song hôn khi một người tái hôn.
- Tuy nhiên, bạn không thể kết hôn với người mà bạn có quan hệ sui gia (vợ/chồng của họ hàng ruột thịt trong vòng 6 đời, họ hàng ruột thịt trong vòng 6 đời của vợ/chồng, vợ/chồng của họ hàng ruột thịt trong vòng 4 đời của vợ/chồng) hoặc người mà trước đây bạn từng có quan hệ sui gia (Khoản 2 Điều 809 Luật Dân sự).

Thông tin pháp hữu ích 1 

<Tôi định tái hôn, vậy trên giấy tờ có lưu lại lý lịch ly hôn hay không?> 

Q. Tôi đã ly hôn cách đây 3 năm, hiện tại tôi đã gặp được một người tốt và đang tính chuyện tái hôn. Tôi kể cho chồng sắp cưới về hoàn cảnh của mình nhưng rất khó để nói với bố mẹ chồng. Việc ly hôn có được ghi trên giấy tờ không? Nếu vậy thì có thể xóa lý lịch đó ko? 

A. Do Luật pháp liên quan đến đăng ký quan hệ gia đình được thi hành từ ngày 01.01.2008, nên sổ hộ khẩu đã được thay thế bằng sổ đăng ký quan hệ gia đình và như vậy là có 5 loại giấy chứng nhận chứng minh thông tin đăng ký quan hệ gia đình, bao gồm giấy chứng nhận quan hệ gia đình, giấy chứng nhận cơ bản, giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân, giấy chứng nhận quan hệ con nuôi, giấy chứng nhận quan hệ nuôi con nuôi theo họ. Mỗi giấy chứng nhận trong sổ đăng ký quan hệ gia đình có thể được yêu cầu cấp phát bởi bản thân, vợ/chồng hoặc người ruột thịt trực hệ (sau đây gọi là “bản thân v.v.") và nếu được yêu cầu bởi người đại diện của bản thân v.v thì phải có ủy quyền từ bản thân v.v. (Khoản 1 Điều 14 và Điều 15 Luật pháp liên quan đến đăng ký quan hệ gia đình). 

Trong số các giấy chứng nhận nêu trên, loại giấy tờ có chỉ ra quan hệ vợ chồng là giấy chứng nhận quan hệ gia đình và giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân. Trong giấy chứng nhận quan hệ gia đình, chỉ có vợ hoặc chồng hiện đang kết hôn hợp lệ mới xuất hiện trên giấy chứng nhận quan hệ gia đình, còn vợ/chồng đã ly hôn hoặc hôn nhân vô hiệu hoặc bị hủy bỏ sẽ không xuất hiện. Tuy nhiên, giấy chứng nhận kết hôn ghi lại ① nơi đăng ký, tên, giới tính, nhà ở, ngày sinh và số đăng ký cư trú của bản thân; ② tên, giới tính, nhà ở, ngày sinh và số chứng minh thư của vợ/chồng; và ③ thông tin liên quan đến hôn nhân và ly hôn. Vì vậy, nội dung ly hôn được ghi trên giấy chứng nhận kết hôn và những mục này không thể bị xóa theo ý muốn đơn phương của đương sự trừ khi có những trường hợp đặc biệt ví dụ như nội dung được ghi khác với sự thật. 

Vị trí của con cái
- Sau khi ly hôn, quan hệ huyết thống của con cái với cha mẹ không đổi nên thân phận của con cái không thay đổi. Tuy nhiên, khi ly hôn, quyền giám hộ và quyền nuôi con con sẽ được quyết định theo thỏa thuận giữa hai vợ chồng hoặc theo phán quyết của Tòa án (Điều 837, Điều 843 và Khoản 4 Điều 909 Luật Dân sự). Người có quyền giám hộ và người nuôi con không nhất thiết phải là một, người thứ 3 cũng có quyền nuôi con.
- Cha mẹ không có quyền nuôi con vẫn có quyền lợi được tiếp xúc với con cái, gặp gỡ, trao đổi thư tín, điện thoại, tức là có quyền thăm nom (Khoản 1 Điều 837.2 Luật Dân sự). Dù không có quyền nuôi con nhưng điều đó cũng không mang lại những thay đổi về quyền lợi và nghĩa vụ của cha mẹ (Khoản 6 Điều 837 Luật Dân sự), do đó các vấn đề như đồng ý hôn nhân của con cái chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự (Điều 808 Luật Dân sự), quan hệ thừa kế (Khoản 1 Điều 1000 Luật Dân sự) v.v. vẫn được duy trì.
※ Thông tin chi tiết liên quan đến quyền giám hộ và quyền nuôi con có thể được tìm thấy trong <Vấn đề con cái - Quyền cha mẹ·quyền nuôi con> của nội dung này.