VIETNAMESE

Bảo vệ người tiêu dùng tài chính
Giải quyết tranh chấp qua hòa giải dân sự
Thế nào là “hòa giải dân sự”?
- Là chế độ hòa giải trong đó thẩm phán hoặc Ủy ban hòa giải được thành lập tại tòa án lắng nghe luận điểm của các bên tranh chấp, xem xét các tài liệu liên quan v.v. sau đó đề xuất thỏa thuận giữa các bên (Tham khảo Điều 1 Luật Hòa giải dân sự).
Đối tượng hòa giải dân sự
- Những vụ việc tranh cãi liên quan đến dân sự có thể được nộp đơn xin hòa giải tại tòa án (Điều 2 Luật Hòa giải dân sự).
Thủ tục hòa giải dân sự
- Đơn yêu cầu hòa giải dân sự có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói, khi yêu cầu bằng lời nói phải được phát biểu trước mặt thư ký tòa án cấp cao, viên chức hành chính tòa án, thư ký tòa án hoặc trợ lý thư ký tòa án (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Luật Hòa giải dân sự).
- Ngày hòa giải dân sự phải được thông báo cho các bên bằng cách gửi giấy triệu tập hoặc bằng các phương thức thích hợp khác (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 15 Luật Hòa giải dân sự).
- Hòa giải dân sự được thiết lập bằng cách ghi lại vào biên bản những vấn đề đã được các bên thỏa thuận (Điều 28 Luật Hòa giải dân sự).
Hiệu lực của hòa giải dân sự
- Hòa giải dân sự có hiệu lực tương tự với hòa giải tại tòa án (Điều 29 Luật Hòa giải dân sự).
- Khi nộp đơn xin hòa giải trong các trường hợp sau, được xem là đã nộp đơn kiện và sẽ được tiến hành với thủ tục tố tụng mới (Khoản 1 Điều 36 Luật Hòa giải dân sự).
· Trường hợp có quyết định không hòa giải theo Điều 26 Luật Hòa giải dân sự
· Trường hợp vụ việc bị khép lại do việc hòa giải chưa được thiết lập theo Điều 27 Luật Hòa giải dân sự
· Nếu đơn phản đối được nộp trong vòng 2 tuần kể từ ngày gửi bản gốc của biên bản về quyết định thay thế hòa giải theo Điều 30 hoặc Điều 32 Luật Hòa giải dân sự.