VIETNAMESE

Giao thông/Lái xe
Xử phạt hình sự đối với tai nạn giao thông
Xử phạt tai nạn giao thông
- Việc phạt tù và phạt tiền đối với người gây tai nạn giao thông và người vi phạm luật giao thông được gọi là hình phạt hình sự và các luật liên quan bao gồm Luật Giao thông đường bộ, Luật Hình sự, Luật Đặc biệt về xử lý tai nạn giao thông, Luật về hình phạt tăng nặng các tội cụ thể v.v.
- Theo Luật Giao thông đường bộ, nếu người lái xe bỏ qua các biện pháp phòng ngừa cần thiết khi làm việc hoặc làm hư hỏng tòa nhà hoặc tài sản khác của người khác do sơ suất nghiêm trọng, người đó sẽ bị phạt tù tối đa 2 năm hoặc phạt tiền tối đa 5 triệu won (Điều 151 Luật Giao thông đường bộ).
- Nếu người lái xe gây tử vong hoặc gây thương tích cho người khác do sơ suất nghề nghiệp hoặc sơ suất nghiêm trọng trong một vụ tai nạn giao thông theo Điều 268 Luật Hình sự, sẽ bị phạt tù tối đa 5 năm hoặc phạt tiền tối đa 20 triệu won (Khoản 1 Điều 3 Luật Đặc biệt về xử lý tai nạn giao thông).
- Trường hợp người điều khiển ô tô vi phạm Khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ trong khu bảo vệ trẻ em theo Khoản 3 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ và làm bị thương trẻ em (dưới 13 tuổi) theo Khoản 1 Điều 3 Luật Đặc biệt về xử lý tai nạn giao thông, hình phạt sẽ tăng nặng theo các loại sau (Điều 5.13 Luật về hình phạt tăng nặng các tội cụ thể).
· Trường hợp làm trẻ em tử vong, phạt tù chung thân hoặc phạt tù trên 3 năm
· Trrường hợp gây thương tích cho trẻ em, phạt tù từ 1 năm đến 15 năm hoặc phạt tiền từ 5 triệu won đến 30 triệu won
Hình phạt đặc biệt theo Luật Đặc biệt về xử lý tai nạn giao thông
- Để đẩy nhanh việc khắc phục thiệt hại, Luật Đặc biệt về xử lý tai nạn giao thông thiết lập các quy định đặc biệt như xử phạt hình sự đối với người lái xe gây ra tai nạn giao thông do sơ suất nghề nghiệp hoặc sơ suất nghiêm trọng (Điều 1 Luật Đặc biệt về xử lý tai nạn giao thông).
Khởi tố
- Đối với người lái xe thực hiện hành vi phạm tội theo Điều 268 Luật Hình sự, bao gồm gây thương tích nghiêm trọng do sơ suất nghề nghiệp hoặc gây thương tích nghiêm trọng do sơ suất nghiêm trọng và phạm tội theo Điều 151 Luật Giao thông đường bộ, không thể khởi tố trái lại với ý muốn rõ ràng của người bị hại (Nội dung chính Khoản 2 Điều 3 Luật Đặc biệt về xử lý tai nạn giao thông).
- Tuy nhiên, ngay cả đối với người lái xe phạm tội gây chết người do sơ suất nghề nghiệp hoặc tội gây chết người do sơ suất nghiêm trọng trong số các tội trên, nếu không thực hiện biện pháp xử lý theo Khoản 1 Điều 54 Luật Đường bộ chẳng hạn như cứu nạn nhân v.v. mà lại bỏ chạy hoặc di chuyển nạn nhân ra khỏi nơi xảy ra tai nạn, sau đó bỏ lại nạn nhân và bỏ chạy, trường hợp người lái xe phạm tội tương tự và không tuân thủ yêu cầu kiểm tra máy đo nồng độ hơi thở vi phạm Khoản 2 Điều 44 Luật Giao thông đường bộ (không bao gồm trường hợp người lái xe yêu cầu hoặc đồng ý xét nghiệm máu) hoặc trường hợp phạm tội tương tự do bất kỳ hành vi nào sau đây, có thể khởi tố ngay dù điều đó trái lại với ý muốn rõ ràng của người bị hại (Quy định Khoản 2 Điều 3 Luật Đặc biệt về xử lý tai nạn giao thông).
1. Trường hợp lái xe vi phạm tín hiệu của đèn giao thông hoặc tín hiệu của cảnh sát điều khiển giao thông hoặc vi phạm chỉ dẫn của biển báo an toàn báo hiệu cấm lưu thông hoặc tạm dừng theo Điều 5 Luật Giao thông đường bộ
2. Trường hợp lấn vạch kẻ giữa đường vi phạm Khoản 3 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ hoặc băng qua đường, quay đầu xe, lùi xe vi phạm Điều 62 Luật Giao thông đường bộ
3. Trường hợp lái xe vượt quá tốc độ cho phép 20 km/h theo Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 17 Luật Giao thông Đường bộ
4. Trường hợp vi phạm cách vượt, vi phạm quy định về thời điểm cấm, nơi cấm, hoặc quy định cấm chen ngang theo Khoản 1 Điều 21, Điều 22, Điều 23 Luật Giao thông đường bộ hoặc vi phạm cách vượt khi lái xe trên đường cao tốc theo Khoản 2 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ
5. Trường hợp lái xe vi phạm đường giao nhau với đường sắt theo Điều 24 Luật Giao thông đường bộ
6. Trường hợp lái xe vi phạm nghĩa vụ bảo vệ người đi bộ tại vạch kẻ đường cho người đi bộ theo Khoản 1 Điều 27 Luật Giao thông đường bộ
7. Trường hợp lái xe không có giấy phép lái xe, giấy phép vận hành máy xây dựng hoặc không có giấy phép lái xe quốc tế vi phạm Điều 43 Luật Giao thông đường bộ, Điều 26 Luật Quản lý máy móc xây dựng hoặc Điều 96 Luật Giao thông đường bộ. Trong trường hợp này, nếu giấy phép lái xe hoặc giấy phép vận hành máy xây dựng đang bị tước hoặc bị cấm lái xe, giấy phép lái xe hoặc giấy phép vận hành máy xây dựng được coi là chưa được cấp hoặc được coi người đó không có bằng lái xe quốc tế.
8. Trường hợp lái xe trong tình trạng say rượu vi phạm Khoản 1 Điều 44 Luật Giao thông đường bộ hoặc lái xe trong tình trạng có nguy cơ không thể lái xe bình thường do ảnh hưởng của thuốc vi phạm Điều 45 cùng luật
9. Trường hợp lái xe vi phạm Khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ bằng cách lấn vào vỉa hè của đường có vỉa hè hoặc vi phạm cách thức băng qua vỉa hè theo Khoản 2 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ
10. Trường hợp lái xe vi phạm nghĩa vụ phòng ngừa té ngã của hành khách theo Khoản 3 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ
11. Trường hợp gây thương tích cho trẻ em trong khu vực bảo vệ trẻ em theo Khoản 3 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ do vi phạm nghĩa vụ phải tuân thủ các biện pháp và lái xe trong khi chú ý đến sự an toàn của trẻ em theo Khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ
12. Trường hợp lái xe nhưng không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hàng hóa rơi xuống vi phạm Khoản 4 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ