VIETNAMESE

Visa – Hộ chiếu
Cũng có người bị từ chối hoặc bị hạn chế cấp hộ chiếu.
Từ chối cấp hộ chiếu
- Người thuộc một trong các trường hợp sau có thể bị từ chối cấp hoặc cấp lại hộ chiếu (Khoản 1 Điều 12 Luật Hộ chiếu).

Đối tượng bị từ chối cấp (cấp lại) hộ chiếu  

▪Người đang ở nước ngoài trong số những người bị truy tố về tội có mức hình phạt ít nhất từ 2 năm trở lên hoặc người bị đình chỉ cáo trạng, đình chỉ điều tra (giới hạn ở mức đình chỉ bị can) hoặc có lệnh bắt giữ, lệnh tạm giam về tội có mức hình phạt ít nhất từ 3 năm trở lên 

▪Người đã bị tuyên án phạt do phạm tội được quy định từ Điều 24 đến Điều 26 Luật Hộ chiếu và đã kết thúc thi hành án (bao gồm trường hợp được coi là đã kết thúc thi hành án) hoặc không được miễn thi hành án 

▪Người đã được tuyên bố hoãn thi hành án do phạm tội được quy định từ Điều 24 đến Điều 26 Luật Hộ chiếu và đang trong thời gian hoãn thi hành  

▪Người đã bị tuyên án từ phạt tù trở lên do phạm tội ngoài các tội được quy định từ Điều 24 đến Điều 26 Luật Hộ chiếu và đã kết thúc thi hành án (bao gồm trường hợp được coi là đã kết thúc thi hành án) hoặc không được miễn thi hành án 

▪Người đã được tuyên bố hoãn thi hành án từ phạt tù trở lên do phạm tội ngoài các tội được quy định từ Điều 24 đến Điều 26 Luật Hộ chiếu và đang trong thời gian hoãn thi hành  

▪Người thuộc một trong những trường hợp có khả năng gây hại nghiêm trọng đến an ninh, duy trì trật tự, thống nhất và chính sách đối ngoại của Hàn Quốc từ nước ngoài như sau 

1. Người có nguy cơ cao có thể xâm hại đến sự an toàn tính mạng hoặc thân thể do khủng bố v.v. khi xuất cảnh 

2. Người bị áp dụng biện pháp giám sát an ninh theo Điều 4 Luật Giám sát an ninh và đang trong thời gian bị giám sát, đồng thời cũng bị cảnh cáo theo Điều 22 của cùng luật  

Hạn chế cấp hộ chiếu
- Người thuộc một trong những trường hợp sau có thể bị hạn chế cấp hộ chiếu trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm kể từ ngày được xác định thuộc trường hợp đó (Khoản 3 Điều 12 Luật Hộ chiếu, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 26.2 Nghị định thi hành Luật Hộ chiếu).

Lý do bị hạn chế 

Thời gian hạn chế 

▪Người đã bị tuyên án phạt do phạm tội được quy định từ Điều 24 đến Điều 26 Luật Hộ chiếu và đã kết thúc thi hành án (bao gồm trường hợp được coi là đã kết thúc thi hành án) hoặc được miễn thi hành án  

2 năm 

▪Người đã được tuyên bố hoãn thi hành án do phạm tội được quy định từ Điều 24 đến Điều 26 Luật Hộ chiếu và quá thời gian hoãn thi hành  

Căn cứ vào nội dung sửa đổi trong thời gian tới của Khoản 2 Điều 26.2 Nghị định thi hành Luật Hộ chiếu  

▪Người đã bị chính phủ nước ngoài áp dụng một trong những biện pháp xử lý sau do thực hiện hành vi trái pháp luật ở nước ngoài gây tổn hại đáng kể đến uy tín quốc gia như giết người, cướp của, bắt cóc, buôn người, tội phạm tình dục, tội phạm ma túy, vượt biên, buôn lậu hoặc các hành vi trái pháp luật nghiêm trọng khác (giới hạn ở các hành vi đã bị kết án có tội) và đã được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan hành chính liên quan thông báo về sự việc:  

1.Biện pháp cưỡng chế rời khỏi nước 

2.Biện pháp phản đối, yêu cầu sửa đổi, đòi bồi thường hoặc yêu cầu xin lỗi đối với Chính phủ Hàn Quốc. 

3.Biện pháp thiết lập hoặc tăng cường các hạn chế về quyền và lợi ích hoặc áp đặt nghĩa vụ đối với chính phủ hoặc công dân Hàn Quốc 

rường hợp hình phạt theo luật định trong nước đối với hành vi trái pháp luật tương ứng là phạt tù có thời hạn ngắn từ 1 năm trở lên, hoặc hình phạt từ giam giữ trở lên, hoặc hình phạt nặng hơn 

3 năm 

Trường hợp hình phạt theo luật định trong nước đối với hành vi trái pháp luật tương ứng là phạt tù hoặc giam giữ có thời hạn ngắn dưới 1 năm và thời hạn dài từ 3 năm trở lên  

 

2 năm 

Trường hợp hình phạt theo luật định trong nước đối với hành vi trái pháp luật tương ứng là phạt tù hoặc giam giữ có thời hạn ngắn dưới 1 năm và thời hạn dài dưới 3 năm  

1 năm 

- Trường hợp được công nhận rằng cần phải xem xét nội dung và số lần thực hiện hành vi trái pháp luật, mức độ gây tổn hại đến uy tín quốc gia v.v., thời hạn áp dụng hình phạt trên có thể được tăng hoặc giảm trong phạm vi 1/2. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp tình tiết tăng nặng, thời hạn áp dụng không thể vượt quá 3 năm (Khoản 3 Điều 26.2 Nghị định thi hành Luật Hộ chiếu).