VIETNAMESE

Quốc tịch
Khi không chắc chắn liệu bản thân có quốc tịch Hàn Quốc hay không, có thể nộp đơn xin xác định quốc tịch.
Cách nộp đơn
- “Xác định quốc tịch” là quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi xem xét đơn của một người trong trường hợp không rõ người đó trước đây đã có quốc tịch Hàn Quốc hay chưa, cũng như hiện tại người đó có quốc tịch Hàn Quốc hay không (Tham khảo Khoản 1 Điều 20 Luật Quốc tịch).
- Việc nộp đơn xin xác nhận quốc tịch phải do chính người muốn xác nhận trực tiếp thực hiện (giới hạn ở trường hợp từ 15 tuổi trở lên) (Nội dung chính Khoản 1 Điều 25.2 Nghị định thi hành Luật Quốc tịch).
- Trường hợp người muốn nộp đơn xin xác nhận quốc tịch dưới 15 tuổi, người đại diện pháp lý có thể nộp đơn thay. Khi người đại diện pháp lý nộp đơn thay, phải điền họ tên và địa chỉ của người đại diện lên tờ đơn và đính kèm các giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người được nộp đơn thay (Điều 19 Luật Quốc tịch và Khoản 2 Điều 25.2 Nghị định thi hành Luật Quốc tịch).
Giấy tờ cần nộp
- Nếu muốn nộp đơn xin xác nhận quốc tịch, người nộp đơn phải nộp các giấy tờ sau cho người đứng đầu cục xuất nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, người đứng đầu văn phòng xuất nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, người đứng đầu chi nhánh cục xuất nhập cảnh, quản lý người nước ngoài hoặc người đứng đầu chi nhánh văn phòng xuất nhập cảnh, quản lý người nước ngoài (sau đây gọi là “người đứng đầu các cấp”) (Khoản 2 Điều 20 Luật Quốc tịch, Khoản 1 Điều 23 Nghị định thi hành Luật Quốc tịch, Điều 15 và mẫu số 11 đính kèm Quy tắc thi hành Luật Quốc tịch).

Giấy tờ cần nộp  

▪Đơn xin xác nhận quốc tịch 

▪Giấy chứng nhận hồ sơ quan hệ gia đình của người nộp đơn hoặc người thân cư trú ở Hàn Quốc hoặc các giấy tờ khác có thể chứng minh mối quan hệ huyết thống tại thời điểm sinh ra 

▪Giấy tờ chứng minh đã từng có quốc tịch nước ngoài (có thể được thay thế bằng bản sao hộ chiếu nước ngoài) và bản trình bày về hoàn cảnh có được quốc tịch nước ngoài đó 

▪Đối với người nhận cảnh Hàn Quốc sau khi cư trú ở nước ngoài và có địa chỉ hoặc nơi cư trú ở Hàn Quốc, cần nộp bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy thông hành hoặc giấy phép nhập cảnh được sử dụng tại thời điểm nhập cảnh 

▪Các giấy tờ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cần thiết cho việc thông báo xác định quốc tịch, lập sổ quan hệ gia đình, v.v. 

▪Tài liệu khác được dùng để tham khảo khi xác định quốc tịch 

※ Nếu các giấy tờ cần nộp liên quan đến việc khai báo trên được viết bằng tiếng nước ngoài, phải đính kèm bản dịch, đồng thời phải ghi tên và thông tin liên hệ của người dịch trên bản dịch đó (Điều 16 Quy tắc thi hành Luật Quốc tịch).
※ Các giấy tờ chi tiết cần để nộp đơn xin xác định quốc tịch có thể được kiểm tra tại <Trang web Hi Korea>, hoặc có thể liên hệ Trung tâm hướng dẫn tổng hợp dành cho người nước ngoài (☎1345).
Thủ tục xác định
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp xác định liệu người nộp đơn xin xác nhận quốc tịch có đang giữ quốc tịch Hàn Quốc hay không sau khi xem xét các vấn đề sau có liên quan đến người nộp đơn (Khoản 3 Điều 24 Nghị định thi hành Luật Quốc tịch).
· Mối quan hệ huyết thống
· Quá trình di cư ra nước ngoài
· Đã có quốc tịch Hàn Quốc hay chưa
· Có từng bị mất quốc tịch Hàn Quốc do tự nguyện có được quốc tịch nước ngoài sau khi nhập quốc tịch Hàn Quốc hay không
- Nếu Bộ trưởng Bộ Tư pháp xác định người nộp đơn xác định quốc tịch hiện cũng đang có quốc tịch Hàn Quốc, phải thông báo ngay cho người nộp đơn và người đứng đầu cơ quan đăng ký quan hệ gia đình nơi đăng ký cư trú và công bố chính thức trên công báo (Khoản 4 Điều 24 Nghị định thi hành Luật Quốc tịch).
- Người đã được xác định có quốc tịch có thể đăng ký quan hệ gia đình theo quy định của Luật Đăng ký quan hệ gia đình mà không cần phải thông qua thủ tục nhập quốc tịch riêng (Khoản 5 Điều 24 Nghị định thi hành Luật Quốc tịch).
Lấy ý kiến và yêu cầu tài liệu cần thiết cho việc xác định
- Nếu cần thiết khi xác định quốc tịch, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể yêu cầu người đứng đầu các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra danh tính, kiểm tra lý lịch tư pháp và điều tra xu hướng lưu trú của người nộp đơn xin xác định quốc tịch hoặc lấy ý kiến về các vấn đề khác để tham khảo khi xem xét (Khoản 1 Điều 24 Nghị định thi hành Luật Quốc tịch).
- Nếu cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể yêu cầu người nộp đơn xin xác định quốc tịch trình bày ý kiến hoặc nộp tài liệu bổ sung (Khoản 2 Điều 24 Nghị định thi hành Luật Quốc tịch).