VIETNAMESE

Tiền lương
Bạn có thể giải quyết qua thủ tục dân sự như tịch thu tạm thời tài sản của người sử dụng lao động hoặc tố tụng dân sự v.v.
Tịch thu tạm thời tài sản của người sử dụng lao động
- “Tịch thu tạm thời” là chế độ tịch thu tài sản của người mang nợ trước để không bị người mang nợ xử lý nhằm mục đích duy trì việc thực hiện các yêu cầu về tiền hoặc yêu cầu có thể quy đổi thành tiền trong tương lai (Nguồn: Trung tâm dịch vụ dân sự Tòa án Tối cao-Hướng dẫn thủ tục-Đăng ký-Tịch thu tạm thời).
- Người sử dụng lao động phải có tài sản thì mới có thể nhận lại được tiền lương bị trả chậm qua việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nên việc nắm bắt tình hình tài sản của người sử dụng lao động từ trước để tiến hành tịch thu tạm thời rất quan trọng (Nguồn: Trang web Dịch vụ dân sự Bộ Việc làm và Lao động-Thông tin dịch vụ dân sự-Giới thiệu về chế độ dịch vụ dân sự- Cách giải quyết khi lương bị trả chậm).
Xét xử khiếu nại có giá trị nhỏ
- “Xét xử khiếu nại có giá trị nhỏ” là chế độ có thể nộp đơn kiện và tiến hành vụ kiện một cách đơn giản hơn so với việc kiện tụng của các vụ án dân sự khác trong trường hợp “giá trị mục đích kiện tụng” dưới 30 triệu won (Tham khảo Khoản 1 Điều 2 Luật Xét xử khiếu nại có giá trị nhỏ và Điều 1.2 Quy tắc xét xử khiếu nại có giá trị nhỏ).
- Do đó, trong trường hợp khoản lương bị trả chậm dưới 30 triệu won, việc tiến hành khởi kiện sẽ đơn giản hơn nhiều qua thủ tục xét xử khiếu nại có giá trị nhỏ.
Tiến hành tố tụng dân sự
- “Tố tụng dân sự” là một loạt các thủ tục pháp lý để giải quyết và hòa giải một cách hợp pháp các xung đột lợi ích và tranh chấp liên quan đến các mối quan hệ đời sống giữa các cá nhân thông qua quyền xét xử của nhà nước (Nguồn: Trung tâm thông tin luật Hàn Quốc, tham khảo Từ điển thuật ngữ pháp luật).
- Tố tụng dân sự được tiến hành theo trình tự sau: ① Nộp đơn kiện → ② Chuyển đơn → ③ Nộp văn bản trả lời → ④ Lập luận và kiểm tra chứng cứ → ⑤ Tuyên bố phán quyết (Tham khảo Điều 174, Điều 205, Điều 256 và Điều 281 Luật Tố tụng dân sự).
Cưỡng chế thi hành
- “Cưỡng chế thi hành” là thủ tục trong đó chủ nợ có các quyền yêu cầu thi hành như kết quả phán quyết cuối cùng hoặc tài liệu chứng thực v.v., nộp đơn yêu cầu thi hành đến nhà nước và nhà nước thực hiện quyền yêu cầu đó bằng vũ lực, ngược lại với ý muốn của người mang nợ (Nguồn: Trung tâm thông tin luật Hàn Quốc, tham khảo Từ điển thuật ngữ pháp luật).