VIETNAMESE

Tiền lương
Người lao động phải nộp đơn yêu cầu cho Cơ quan Phúc lợi lao động Hàn Quốc để nhận hỗ trợ khoản trả thay, người lao động đã thôi việc ở nơi làm việc có quy mô nhất định có thể được luật sư lao động công hỗ trợ.
Yêu cầu thanh toán khoản trả thay
- Người định nhận khoản trả thay do phá sản phải nộp đơn yêu cầu thanh toán khoản trả thay trong vòng 02 năm kể từ ngày có Quyết định mở thủ tục phục hồi hoặc Quyết định tuyên bố phá sản hoặc Xác nhận phá sản thông qua Trưởng phòng Việc làm và lao động địa phương có thẩm quyền tại nơi làm việc ở thời điểm thôi việc hoặc trưởng chi nhánh (sau đây gọi là “Người đứng đầu Cơ quan việc làm và lao động địa phương có thẩm quyền”) để nộp cho Cơ quan Phúc lợi lao động (sau đây gọi là “Cơ quan”) để yêu cầu thanh toán khoản trả thay (Khoản 8 Điều 7 Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương, Khoản 1 Điều 9 Nghị định thi hành Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương, Khoản 1 Điều 5 Quy tắc thi hành Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương và mẫu đơn số 3).
- Người định nhận khoản trả thay giản đơn phải đính kèm theo đơn yêu cầu thanh toán khoản trả thay giản đơn các hồ sơ được phân loại như sau và nộp cho Cơ quan (Khoản 8 Điều 7, Khoản 7 Điều 7.2 Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương, Điều 9 Nghị định thi hành Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương, Khoản 2 Điều 5 Quy tắc thi hành Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương và mẫu đơn số 3.2):

Phân loại 

Thời hạn yêu cầu và hồ sơ đính kèm 

Khoản trả thay cho trường hợp có các phán quyết yêu cầu thanh toán các khoản lương chưa được chi trả (Điểm 4 Khoản 1 Điều 7 Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương). 

•Đính kèm các giấy tờ sau trong vòng 01 năm kể từ ngày có các phán quyết: 

 

√Bản chính hoặc bản sao các phán quyết (nếu có) 

 

√Bản chính hoặc bản sao quyết định hòa giải khi tranh tụng hoặc quyết định thay cho hòa giải có hiệu lực tương tự với phán quyết cuối cùng, kết quả phán quyết được xác nhận (nếu có) 

Khoản trả thay cho trường hợp được cấp Giấy xác nhận người sử dụng lao động và các khoản lương trả chậm để xác nhận các khoản tiền lương chưa được người sử dụng lao động thanh toán (Điểm 5 Khoản 1 Điều 7 Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương) 

•Bản chính hoặc bản sao Giấy xác nhận người sử dụng lao động và các khoản lương trả chậm được cấp với mục đích yêu cầu khoản trả thay trong vòng 06 tháng kể từ ngày đầu tiên được cấp Giấy xác nhận người sử dụng lao động và các khoản lương trả chậm 

Luật sư lao động công hỗ trợ soạn đơn yêu cầu khoản trả thay v.v.
- Trường hợp người lao động đã thôi việc ở nơi làm việc có đủ các điều kiện như dưới đây, chẳng hạn như quy mô nơi làm việc v.v., người lao động đó có thể nhận được sự hỗ trợ trong việc soạn đơn yêu cầu khoản trả thay, các loại giấy xác nhận v.v. từ luật sư lao động công được người đứng đầu Cơ quan việc làm và lao động địa phương có thẩm quyền ủy quyền để hỗ trợ các nghiệp vụ liên quan đến khoản trả thay căn cứ theo thủ tục được Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động quy định, trong số các luật sư lao động công đã đăng ký theo Điều 5 Luật về luật sư lao động công (Khoản 5 Điều 7 Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương, Điều 8.2, Khoản 1 Điều 8.3 Quy tắc thi hành Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương và Số tiền lương trung bình hàng tháng trước khi nghỉ việc của người lao động đã nghỉ việc đủ điều kiện được hỗ trợ các nghiệp vụ liên quan đến khoản trả thay cho các khoản tiền lương trả chậm số 01).
· Trường hợp đã nộp đơn tại nơi làm việc xin công nhận đã nghỉ việc hoặc xin công nhận đã phá sản tương ứng với tất cả các điều kiện sau (Điểm 2 và Điểm 3 Khoản 1 Điều 5 Nghị định thi hành Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương)

Phân loại 

Điều kiện 

① Doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc doanh nghiệp đang trong quá trình ngừng hoạt động với một trong những lý do sau 

•Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh chính bị tịch thu hoặc tạm thời bị tịch thu hoặc bị chuyển nhượng để trả nợ trong tình trạng việc sản xuất hoặc hoạt động kinh doanh bị tạm ngưng (bao gồm cả trường hợp đang tiến hành bán đấu giá theo Luật Thi hành án dân sự) 

•Trường hợp các giấy phép, phê duyệt, đăng ký đối với doanh nghiệp đó bị hủy bỏ hoặc thu hồi 

•Trường hợp hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh chính của doanh nghiệp đó bị tạm ngưng từ 01 tháng trở lên 

② Không có năng lực trả các khoản lương hoặc gặp khó khăn trong việc trả các khoản lương với một trong những lý do sau 

•Trường hợp không thể biết được nơi ở của chủ doanh nghiệp hơn 01 tháng kể từ ngày nhận Xác nhận phá sản 

•Trường hợp xét thấy việc thu hồi hoặc quy đổi thành tiền tài sản của chủ doanh nghiệp sẽ mất ít nhất 03 tháng kể từ ngày nộp đơn xin xác nhận phá sản  

•Trường hợp chủ doanh nghiệp (giới hạn ở chủ doanh nghiệp chỉ có dưới 10 người lao động toàn thời gian) không thể trả các khoản tiền lương trong vỏng 03 tháng kể từ ngày thanh toán tiền và vật có giá trị cho người lao động đã nộp đơn xin xác nhận phá sản 

· Nơi đã nghỉ làm việc có dưới 30 người lao động toàn thời gian (tính theo Bảng 1 đính kèm Nghị định thi hành Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương)
· Nơi đã nghỉ làm việc có mức lương bình quân theo tháng của tổng số người lao động toàn thời gian dưới 3,5 triệu won
- Người lao động đã thôi việc định nhận các hỗ trợ nêu trên phải đính kèm các tài liệu có thể xác nhận được mức lương bình quân theo tháng trước khi nghỉ việc của người nộp đơn thuộc trong những giấy tờ sau đây vào Đơn đăng ký luật sư lao động công hỗ trợ nghiệp vụ liên quan đến khoản trả thay cho người đứng đầu Văn phòng việc làm và lao động địa phương có thẩm quyền. Người lao động đã thôi việc và đã nộp đơn xin hỗ trợ có thể chỉ định người đại diện cho các nghiệp vụ liên quan đến khoản trả thay trong số các luật sư lao động công hoặc có thể yêu cầu người đứng đầu Văn phòng việc làm và lao động địa phương có thẩm quyền chỉ định (Nội dung chính Khoản 2, Khoản 3 Điều 8.3, Quy tắc thi hành Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương và mẫu đơn số 6.2).
1. Giấy chứng nhận thu nhập
2. Bảng tính phí bảo hiểm cá nhân đã được thông báo đối với bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động
3. Giấy xác nhận chi tiết đăng ký tính bảo hiểm xã hội
4. Tài liệu tra cứu phí bảo hiểm dành cho người tham gia bảo hiểm tại nơi làm việc của Tổng công ty Bảo hiểm Y tế Quốc gia
※ Tuy nhiên, trong trường hợp thông tin tương ứng với một trong những thông tin từ mục 1 đến mục 3 ở trên có thể được xác nhận thông qua việc sử dụng chung thông tin hành chính thì các giấy tờ đính kèm có thể được thay thế bằng sự xác nhận đó (Quy định Khoản 2 Điều 8.3 Quy tắc thi hành Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương).