VIETNAMESE

Tiền lương
“Chế độ đảm bảo yêu cầu tiền lương” là chế độ trong đó chính phủ thanh toán các khoản tiền lương chưa thanh toán (các khoản trả thay) cho người lao động đã nghỉ việc và người lao động đang làm việc thay cho người sử dụng lao động.
Thế nào là “chế độ đảm bảo yêu cầu tiền lương”?
- “Chế độ đảm bảo yêu cầu tiền lương” là chế độ mà Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao Động thay cho người sử dụng lao động thanh toán các khoản lương chưa thanh toán cho người lao động bất kể Điều 469 Luật Dân sự về việc thanh toán của bên thứ 3 khi ① người lao động đã thôi việc trong trường hợp người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp từ 1 đến 5 sau đây, và ② người lao động chưa kết thúc hợp đồng lao động đã giao kết với người sử dụng lao động (sau đây gọi là “người lao động đang làm việc”) trong trường hợp người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp 4 và 5 sau đây, yêu cầu thanh toán các khoản tiền lương (sau đây gọi là “các khoản lương”) như tiền lương, trợ cấp thôi việc, lương ngừng việc và lương trong thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con chưa được thanh toán (Tham khảo Khoản 1 Điều 7 vàKhoản 1 Điều 7.2 Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương).
1. Quyết định mở thủ tục phục hồi: Trường hợp có quyết định mở thủ tục phục hồi
2. Quyết định tuyên bố phá sản: Trường hợp có quyết định tuyên bố phá sản
3. Xác nhận phá sản: Trường hợp Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động xác nhận không có năng lực thanh toán tiền lương, trợ cấp thôi việc, lương ngừng việc căn cứ vào điều kiện và thủ tục xác nhận phá sản quy định tại Điều 5 Nghị định thi hành Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương
4. Phán quyết yêu cầu thanh toán các khoản lương chưa trả: Trường hợp có phán quyết cuối cùng yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán các khoản lương chưa trả cho người lao động (Điều 24 Luật Thi hành án dân sự), lệnh chi trả đã được xác nhận (Điểm 3 Điều 56 Luật Thi hành án dân sự), những nội dung có hiệu lực tương tự như phán quyết cuối cùng, hòa giải trong kiện tụng, chấp nhận yêu cầu bồi thường v.v. (Điểm 5 Điều 56 Luật Thi hành án dân sự), hòa giải (Điều 28 Luật Hòa giải dân sự), quyết định thay cho hòa giải (Điều 30 Luật Thi hành án dân sự), quyết định đề nghị thi hành (Khoản 1 Điều 5.7 Luật Xét xử khiếu nại có giá trị nhỏ) v.v.
5. Cấp giấy xác nhận tiền lương bị trả chậm và người sử dụng lao động trả chậm : Trường hợp Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động xác nhận người sử dụng lao động chưa thanh toán các khoản lương bằng cách cấp giấy chứng nhận các khoản lương bị trả chậm và người sử dụng lao động trả chậm (sau đây gọi là “Giấy xác nhận người sử dụng lao động và các khoản lương trả chậm”)
“Khoản trả thay” là gì?
- “Khoản trả thay” là các khoản lương bị trả chậm mà Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động trả thay cho người sử dụng lao động căn cứ vào các tiêu chuẩn nêu trên. Khoản trả thay gồm có các loại như sau (Khoản 2 Điều 7 Luật bảo đảm yêu cầu tiền lương và Khoản 1 Điều 6 Nghị định thi hành Luật Đảm bảo yêu cầu tiền lương).

Phân loại 

Nội dung 

Khoản trả thay do phá sản 

•Khoản trả thay từ mục 1 đến mục 3 nêu trên trong số các khoản trả thay trả cho người lao động đã thôi việc  

Khoản trả thay giản đơn 

•Khoản trả thay ở mục 4 và mục 5 trong số các khoản trả thay trả cho người lao động đã thôi việc 

 

•Khoản trả thay trả cho người lao động đang làm việc