VIETNAMESE

Tiền cấp dưỡng nuôi con
Yêu cầu lệnh chi trả trực tiếp tiền cấp dưỡng nuôi con
Lệnh chi trả trực tiếp tiền cấp dưỡng nuôi con và việc hủy lệnh
- Trong trường hợp người có nghĩa vụ chi trả định kỳ tiền cấp dưỡng nuôi con (sau đây gọi là “người nợ cấp dưỡng nuôi con”) không chi trả tiền cấp dưỡng nuôi con từ 02 lần trở lên mà không có lý do chính đáng, căn cứ vào đơn yêu cầu của chủ nợ có quyền yêu cầu thi hành nghĩa vụ chi trả nợ cấp dưỡng nuôi con theo định kỳ (sau đây gọi là “chủ nợ tiền cấp dưỡng nuôi con”), Tòa án Gia đình có thể ra lệnh cho người khấu trừ thuế thu nhập, người phải trả nợ lương định kỳ cho người nợ cấp dưỡng nuôi con (sau đây gọi là “người khấu trừ thuế thu nhập”), trừ đi tiền cấp dưỡng nuôi con theo định kỳ trong phần lương của người nợ cấp dưỡng nuôi con, và trực tiếp chi trả lại số tiền cấp dưỡng nuôi con đó cho chủ nợ tiền cấp dưỡng nuôi con (Khoản 1 Điều 63.2 Luật Tố tụng gia đình).
· Đơn yêu cầu lệnh chi trả trực tiếp tiền cấp dưỡng nuôi con có thể được nộp sau khi được viết các nội dung sau và đính kèm cùng bản gốc có hiệu lực thi hành (Điều 120.4 Quy tắc Tố tụng gia đình):
√ Nêu rõ chủ nợ tiền cấp dưỡng nuôi con, người nợ cấp dưỡng nuôi con, người khấu trừ thuế thu nhập và người đại diện, con chưa thành niên
√ Nêu rõ quyền yêu cầu chấp hành nghĩa vụ
√ Nội dung chi tiết về việc chưa nhận được tiền cấp dưỡng nuôi con từ 02 lần trở lên và nội dung chi tiết về khoản nợ cấp dưỡng nuôi con định kỳ chưa được chi trả đúng hạn cần phải yêu cầu chi trả trực tiếp
√ Nội dung yêu cầu lệnh chi trả trực tiếp chỉ đối với một phần nợ cấp dưỡng nuôi con được nêu rõ trong quyền yêu cầu chấp hành nghĩa vụ hoặc phạm vi yêu cầu lệnh chi trả trực tiếp chỉ đối với một phần khoản nợ muốn thu
- Tòa án Gia đình có thể hủy lệnh yêu cầu chi trả trực tiếp tiền cấp dưỡng nuôi con theo yêu cầu của chủ nợ tiền cấp dưỡng nuôi con khi có lý do để tin rằng không thể đạt được mục đích của lệnh yêu cầu chi trả trực tiếp tiền cấp dưỡng nuôi con. Khi đó, lệnh yêu cầu chi trả trực tiếp tiền cấp dưỡng nuôi con sẽ mất hiệu lực thi hành trong tương lai (Khoản 3 Điều 63.2 Luật Tố tụng gia đình).
※ Mẫu “Đơn yêu cầu lệnh chi trả trực tiếp tiền cấp dưỡng nuôi con” và “Đơn yêu cầu hủy lệnh chi trả trực tiếp tiền cấp dưỡng nuôi con” có thể được xem tại Trung tâm dịch vụ dân sự điện tử Tòa án Hàn Quốc(https://help.scourt.go.kr) <Dịch vụ dân sự - Các loại mẫu đơn>
- Tòa án Gia đình phải gửi lệnh yêu cầu hoặc lệnh hủy yêu cầu chi trả trực tiếp tiền cấp dưỡng nuôi con cho người nợ cấp dưỡng nuôi con và người khấu trừ thuế thu nhập (Khoản 4 Điều 63.2 Luật Tố tụng gia đình).
- Việc kháng cáo ngay lập tức có thể được thực hiện để chống lại phán quyết về lệnh yêu cầu và lệnh hủy yêu cầu thanh toán trực tiếp tiền cấp dưỡng nuôi con bằng cách nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Gia đình đã đưa ra phán quyết trong vòng 01 tuần kể từ ngày nhận được thông báo về phán quyết đó (Khoản 5 Điều 63.2 Luật Tố tụng gia đình và Điều 120.6 Quy tắc Tố tụng gia đình).
Nghĩa vụ của người khấu trừ thuế thu nhập
- Trong trường hợp người khấu trừ thuế thu nhập vi phạm lệnh chi trả trực tiếp tiền cấp dưỡng nuôi con mà không có lý do chính đáng, Tòa án Gia đình có thể áp dụng mức phạt tiền dưới 10 triệu won theo thẩm quyền hoặc theo đơn yêu cầu của người có quyền (Khoản 1 Điều 63.2 và Khoản 1 Điều 67 Luật Tố tụng gia đình).
- Trong trường hợp có lý do thay đổi về nguồn thu nhập chính của người nợ cấp dưỡng nuôi con như thay đổi công việc v.v., người khấu trừ thuế thu nhập phải thông báo về sự thay đổi này cho Tòa án Gia đình trong vòng 01 tuần kể từ ngày xảy ra lý do thay đổi (Khoản 6 Điều 63.2 Luật Tố tụng gia đình).