VIETNAMESE

Bảo hiểm sức khỏe quốc dân (người tham gia bảo hiểm khu vực)
Cách tính phí bảo hiểm sức khỏe quốc dân
Cách tính phí bảo hiểm hàng tháng
- Số tiền phí bảo hiểm hàng tháng của người tham gia bảo hiểm khu vực được tính theo đơn vị hộ gia đình (Khoản 5 Điều 69, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
Số tiền phí bảo hiểm hàng tháng của hộ gia đình có người tham gia bảo hiểm khu vực = Điểm tính phí bảo hiểmXSố tiền trên mỗi điểm tính phí bảo hiểm
· Điểm tính phí bảo hiểm: được tính theo mức thu nhập và tài sản của người tham gia bảo hiểm khu vực. Tuy nhiên, trường hợp người đăng ký bảo hiểm khu vực theo Pháp lệnh Tổng thống quy định đang vay tiền từ một tổ chức tài chính thuộc Điểm 1 Điều 2, Luật về giao dịch tài chính chính danh và bảo vệ bí mật nhằm mục đích thuê nhà hoặc mua nhà dưới tiêu chuẩn quy định trong Pháp lệnh Tổng thống để ở thật sự và có thông báo việc này lên Tổng công ty bảo hiểm, thì số tiền vay sẽ được đánh giá theo quy định của Pháp lệnh Tổng thống và được loại trừ ra khi tính Điểm tính phí bảo hiểm (Khoản 1 Điều 72, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân và Khoản 1 Điều 42, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
· Số tiền trên mỗi điểm tính phí bảo hiểm: Số tiền trên mỗi điểm tính phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm khu vực là 208,4 won (Khoản 3 Điều 73, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân và Khoản 2 Điều 44, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
Loại và phạm vi của “thu nhập” và “tài sản”
Khi tính điểm tính phí bảo hiểm xem xét đến các thu nhập sau theo Luật Thuế thu nhập (ngoại trừ thu nhập không tính thuế) (Khoản 2 Điều 42 và Khoản 1 Điều 41, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
· Thu nhập từ tiền lãi (cho vay)
· Thu nhập cổ tức
· Thu nhập kinh doanh
· Thu nhập lao động (tuy nhiên, không áp dụng chế độ khấu trừ thuế thu nhập theo Luật Thuế thu nhập)
· Thu nhập từ lương hưu (tuy nhiên, nếu là thu nhập từ lương hưu công cộng, thì không áp dụng Khoản 2 Điều 20.3, Luật Thuế thu nhập và toàn bộ thu nhập từ lương hưu phát sinh trong thời gian tính thuế đều được tính là thu nhập từ lương hưu)
· Thu nhập khác
Khi tính điểm tính phí bảo hiểm xem xét đến các tài sản sau (Khoản 3 Điều 42, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
· Đất đai, công trình xây dựng, nhà ở, tàu thuyền và máy bay là đối tượng đánh thuế của thuế tài sản theo Luật Thuế địa phương (tuy nhiên, ngoại trừ công trình xây dựng và đất đai được sử dụng với mục đích chung như tài sản gia đình, tài sản chung của làng hoặc tương tự khác)
· Trường hợp người tham gia bảo hiểm khu vực không sở hữu nhà riêng, thì dựa trên tiền đặt cọc và tiền thuê nhà hàng tháng của nhà đang thuê
· Xe ô tô chở người theo Luật Thuế địa phương và xe ô tô chở người khác theo Điểm 2 Điều 123, Nghị định về Luật Thuế địa phương. Tuy nhiên, ngoại trừ các loại xe ô tô sau. Tuy nhiên, ngoại trừ các loại xe ô tô sau.
√ Xe có số năm sử dụng từ 9 năm trở lên
√ Trường hợp giá trị của chiếc xe đang tính phí bảo hiểm dựa trên tỷ lệ giá trị còn lại theo từng năm sử dụng đã qua của Điểm 3 Khoản 1 Điều 4, Nghị định về Luật Thuế địa phương trên tiêu chuẩn tính thuế kết hợp với áp dụng tỷ lệ do Bộ trưởng Bộ Y tế & Phúc lợi công bố là từ 40 triệu won trở xuống.
√ Xe thuộc sở hữu của người khuyết tật có đăng ký theo Luật Phúc lợi dành cho người khuyết tật
√ Xe ô tô không tính thuế theo Luật Giới hạn thuế địa phương đặc biệt
√ Xe ô tô dùng trong kinh doanh theo Nghị định về Luật Thuế địa phương
- Mức trần và mức sàn của phí bảo hiểm hàng tháng như sau (Khoản 6 Điều 69, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân; Điều 32, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân và Điều 2, Điều 3 của Thông cáo về mức trần và mức sàn của phí bảo hiểm sức khỏe hàng tháng).
· Mức trần: 3.911.280 won
· Mức sàn: 19.780 won
Tách hộ gia đình của người tham gia bảo hiểm khu vực
- Tổng công ty Bảo hiểm sức khỏe quốc dân (sau đây gọi là “tổng công ty bảo hiểm”) chia người tham gia bảo hiểm khu vực thuộc một trong các trường hợp sau thành một hộ gia đình riêng, tách khỏi hộ gia đình ban đầu của người tham gia bảo hiểm (Điều 43, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
· Người có sinh kế và đơn vị kinh tế gia đình khác với hộ gia đình trực thuộc và đã đăng ký lên tổng công ty bảo hiểm tách khỏi hộ gia đình này
· Người áp dụng số tiền bản thân tự chi trả một phần theo Mục D Điểm 3 Bảng đính kèm 2, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân
· Người đang thực hiện nghĩa vụ của nhân viên phục vụ xã hội hoặc được triệu tập làm lính dự bị thường trực theo Luật Nghĩa vụ quân sự
· Người được triệu tập và đang thực hiện nghĩa vụ của nhân viên phục vụ thay thế theo Luật về chuyển đổi và phục vụ nghĩa vụ quân sự của lính thay thế
Thời hạn thu phí bảo hiểm
- Phí bảo hiểm được thu từ tháng tiếp theo của tháng có ngày bắt đầu nhận được tư cách của người tham gia bảo hiểm khu vực đến tháng có ngày trước ngày bị mất tư cách của người tham gia bảo hiểm. Trường hợp bắt đầu nhận được tư cách của người tham gia bảo hiểm vào ngày 1 hàng tháng và trường hợp nhận được tư cách của người tham gia bảo hiểm bằng cách đăng ký áp dụng bảo hiểm sức khỏe dành cho đối tượng được hưởng bảo hộ y tế như người có công (Mục A Điểm 2 Khoản 1 Điều 5, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân) thì thu từ ngay tháng đó (Khoản 2 Điều 69, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
Phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm khu vực là người Hàn cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài
- Phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm khu vực là người Hàn cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài [ngoại trừ tư cách Định cư (F-5) và Kết hôn nhập cư (F-6), tương tự bên dưới] được tính theo đơn vị hộ gia đình theo tiêu chuẩn đồng nhất với người tham gia bảo hiểm khu vực là người Hàn Quốc (Khoản 9 Điều 109, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân; Điều 76.4, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân; Khoản 1 Điều 6 và Nội dung chính Điểm 1 Bảng đính kèm 2, Tiêu chuẩn áp dụng bảo hiểm sức khỏe đối với người Hàn cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài lưu trú dài hạn).
· Tuy nhiên, trường hợp phí bảo hiểm được tính không ảnh hưởng đến phí bảo hiểm trung bình thì phí bảo hiểm trung bình chính là phí bảo hiểm (Khoản 1 Điều 6 và Điều kiện Điểm 1 Bảng đính kèm 2, Tiêu chuẩn áp dụng bảo hiểm sức khỏe đối với người Hàn cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài lưu trú dài hạn).
※ “Phí bảo hiểm trung bình” là số tiền chia Tổng phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm ở nơi làm việc (trường hợp của phí bảo hiểm theo lương hàng tháng có bao gồm phí bảo hiểm theo thu nhập hàng tháng thì trừ đi số tiền do người sử dụng lao động và nhà nước chi trả theo Khoản 1 Điều 76, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân) và phí bảo hiểm của tổng hộ gia đình người tham gia bảo hiểm khu vực của tháng 11 hàng năm [bao gồm hộ gia đình có chủ hộ là người Hàn, người có tư cách Định cư (F-5) và Kết hôn nhập cư (F-6)] cho Tổng số hộ gia đình của người tham gia bảo hiểm khu vực và số người tham gia bảo hiểm tại nơi làm việc và sau đó tổng công ty bảo hiểm sẽ quy định số tiền này (Điểm 2 Bảng đính kèm 2, Tiêu chuẩn áp dụng bảo hiểm sức khỏe đối với người Hàn cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài lưu trú dài hạn).
※ Phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm khu vực là người Hàn cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài được tính theo hộ gia đình của từng cá nhân. Tuy nhiên, khi bản thân tự đăng ký, tổng công ty bảo hiểm sẽ xem bản thân người đăng ký là chủ hộ gia đình theo quy định của tổng công ty bảo hiểm, vợ/chồng và con cái dưới 19 tuổi là người Hàn cư trú ở nước ngoài hay người nước ngoài được xem là thành viên của hộ gia đình (Điểm 4 Bảng đính kèm 2, Tiêu chuẩn áp dụng bảo hiểm sức khỏe đối với người Hàn cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài lưu trú dài hạn).
· Phí bảo hiểm của hộ gia đình sau là số tiền lớn hơn số tiền tương ứng với mức sàn của phí bảo hiểm hàng tháng của người tham gia bảo hiểm khu vực và phí bảo hiểm được tính theo tiêu chuẩn đồng nhất với người tham gia bảo hiểm khu vực là người Hàn Quốc (Điểm 3 Bảng đính kèm 2, Tiêu chuẩn áp dụng bảo hiểm sức khỏe đối với người Hàn cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài lưu trú dài hạn).
√ Chủ hộ gia đình là người được công nhận lưu trú với tư cách gia đình của người tị nạn và tư cách lưu trú là Thăm thân (F-1)
√ Chủ hộ gia đình là người được công nhận là người tị nạn và tư cách lưu trú là Cư trú (F-2)
√ Chủ hộ gia đình là người vị thành niên