VIETNAMESE

Bảo hiểm sức khỏe quốc dân (người tham gia bảo hiểm khu vực)
Chi phí bản thân tự chi trả một phần
Ví dụ về tỷ lệ chi phí bản thân tự chi trả một phần
- Trường hợp nhập viện điều trị
· Bản thân tự chi trả phần hơn 50% của tiền ăn [bao gồm mức tiền cộng thêm tương ứng với mức chi phí phải chi cho yếu tố bổ sung ảnh hưởng đến chất lượng và dịch vụ bữa ăn của bệnh nhân nhập viện (dưới đây gọi là "mức cộng thêm cho bữa ăn")] trong thời gian nhập viện của 20% tổng chi phí lương điều dưỡng (ngoại trừ mức cộng thêm của chữa trị nha khoa của người khuyết tật và bữa ăn mà Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi quy định) (Khoản 1 Điều 44, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân; Khoản 1 Điều 19 và Mục A1 Điểm 1 Bảng đính kèm 2, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
· Tuy nhiên, ở bệnh viện tổng hợp chuyên khoa, trong trường hợp sử dụng phòng bệnh thường có 2 giường, 3 giường, 4 giường và phòng bệnh có 2 giường, 3 giường, 4 giường của khoa thần kinh trong số phòng bệnh được khai báo theo Điều 43, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân, thì giới hạn phí nhập viện tương ứng là 50%, 40% và 30% cho từng loại phòng, còn ở bệnh viện đa khoa, bệnh viện y học cổ truyền, viện dưỡng lão (giới hạn trong cơ sở điều trị và phục hồi theo Điểm 4 Khoản 1 Điều 58, Luật Phúc lợi cho người khuyết tật), bệnh viện tâm thần, trong trường hợp sử dụng phòng bệnh thường có 2 giường, 3 giường và phòng bệnh 2 giường, 3 giường của khoa thần kinh trong số phòng bệnh đã khai báo đủ điều kiện theo Điều 3.2 Luật Y tế, thì giới hạn phí nhập viện tương ứng từng loại phòng là 40%, 30%; còn nếu nhập viện cách ly theo chỉ định của Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi thì phí nhập viện tương ứng sẽ là 10%. (Khoản 1 Điều 44, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân; Khoản 1 Điều 19 và Mục A1 Điểm 1 Bảng đính kèm 2, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
- Trường hợp thích hợp điều trị ngoại trú hoặc cơ sở điều dưỡng
· Trường hợp bệnh nhân thuộc đối tượng tiếp nhận nhập viện điều trị tại bệnh viện điều dưỡng theo Luật Y tế, nhưng thích hợp điều trị ngoại trú hoặc tại cơ sở điều dưỡng hơn là nhập viện điều trị và là nhóm bệnh nhân được Bộ trưởng Bộ Y tế & Phúc lợi quy định, công bố; bản thân tự chi trả 40% tổng chi phí trợ cấp điều dưỡng và số tiền hơn 50% tiền ăn trong thời gian nhập viện (Khoản 1 Điều 44, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân; Khoản 1 Điều 19 và Mục A2 Điểm 1 Bảng đính kèm 2, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
- Trường hợp mua y dược phẩm theo đơn thuốc
· Trường hợp mua y dược phẩm theo đơn thuốc của bác sĩ phụ trách khám chữa bệnh hoặc bác sĩ nha khoa thì bản thân tự chi trả 30% tổng chi phí trợ cấp điều dưỡng (Khoản 1 Điều 44, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân; Khoản 1 Điều 19 và Mục C1 Điểm 1 Bảng đính kèm 2, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
√ Lúc này, nếu người tham gia bảo hiểm khu vực từ 65 tuổi trở lên, khi nhận mua y dược phẩm theo đơn thuốc thì số tiền bản thân tự chi trả như sau (Khoản 1 Điều 19 và Mục C1 Điểm 1 Bảng đính kèm 2, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân; Điều 13 và Điểm 1 Bảng đính kèm 4, Thông tư hướng dẫn Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
① Trường hợp tổng chi phí trợ cấp điều dưỡng không vượt quá 10.000 won: 1.000 won
② Trường hợp tổng chi phí trợ cấp điều dưỡng vượt quá 10.000 won nhưng không vượt quá 12.000 won: Tổng chi phí trợ cấp điều dưỡng X 20%
Hỏi: Tình trạng cơ thể tôi không tốt nên đã đến khám tại một bệnh viện gần nhà,và được đề nghị cần đến khám chi tiết hơn tại bệnh viên đa khoa cấp trên. Vậy bệnh viện đa khoa cấp trên là bệnh viện như thế nào?
Đáp: Bệnh viện đa khoa cấp trên thuộc bệnh viện đa khoa đáp ứng các điều kiện nhất định, là bệnh viện đa khoa chuyên môn, khám chữa bệnh ở mức độ khó cho các bệnh lý nặng.
Bệnh viện đa khoa cấp trên phải thoả mãn các điều kiện quy định trong Luật Y tế như có từ 20 chuyên khoa điều trị trở lên được quy định trong “Nguyên tắc chỉ định và đánh giá bệnh viện đa khoa cấp trên”, mỗi chuyên khoa phải có bác sĩ chuyên khoa trực thuộc (biên chế) và có nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị (Khoản 1 Điều 3.4, Luật Y tế).
Cách thức chi trả
- Chi phí bản thân tự chi trả một phần do người nhận trợ cấp điều dưỡng chi trả cho cơ quan điều dưỡng theo yêu cầu của cơ quan điều dưỡng (Phần đầu Khoản 2 Điều 19, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
Khái niệm Thanh toán chi phí bao quát?
Hình thức thanh toán chi phí bao quát (DRG: Diagnosis Related Group Payment System) là hình thức chi trả chi phí y tế trong đó các bệnh nhân có quy trình điều trị tương tự được nhóm lại và ấn định một mức giá cho tất cả chuỗi hoạt động điều trị này. Với hình thức thanh toán DRG, chúng ta chỉ cần chi trả một khoản chi phí điều trị nhất định đã được định sẵn tùy theo nhập viện điều trị loại bệnh nào, bất kể loại hay lượng dịch vụ y tế sử dụng.
Thanh toán DRG được áp dụng cho trường hợp nhập viện điều trị phẫu thuật thủy tinh thể (phẫu thuật bệnh đục thủy tinh thể), phẫu thuật amiđan và bệnh nấm adenoids, phẫu thuật hậu môn và xung quanh hậu môn (phẫu thuật trĩ), phẫu thuật vùng bẹn và thoát vị vùng đùi (trừ trẻ sơ sinh), cắt ruột thừa (phẫu thuật viêm ruột thừa), phẫu thuật tử cung và ruột thừa tử cung (trừ khối u ác tính), sinh mổ.
Tổng công ty bảo hiểm sức khỏe chi trả số tiền vượt quá
- Trường hợp tổng số tiền bản thân tự chi trả một phần trong 1 năm vượt quá mức trần bản thân tự chi trả theo Bảng đính kèm 3, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân, Tổng công ty Bảo hiểm sức khỏe quốc dân sẽ chi trả số tiền vượt quá này (Khoản 2 Điều 44, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân và Khoản 4 Điều 19, Nghị định về Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân).