VIETNAMESE

Lao động nữ
Số tiền chi trả lương nghỉ phép do sảy thai, lưu thai
Tính tiền lương nghỉ phép do sảy thai, lưu thai
- Lương nghỉ phép do sảy thai, lưu thai chi trả số tiền tương ứng tiền lương cơ bản theo Luật Tiêu chuẩn lao động trong thời gian nghỉ phép do sảy thai, lưu thai (Điều 74, Luật Tiêu chuẩn lao động) (Nội dung chính Khoản 1 Điều 76, Luật Bảo hiểm lao động).
Mức trần và mức sàn của lương nghỉ phép do sảy thai, lưu thai
- Mức trần và mức sàn của tiền lương nghỉ phép do sảy thai, lưu thai chi trả cho lao động nữ (người có bảo hiểm) như sau (Khoản 2 Điều 76, Luật Bảo hiểm lao động và Điều 101, Nghị định về Luật Bảo hiểm lao động).
· Mức trần (Thông báo“Mức trần của lương nghỉ trước và sau thai sản”)
√ Trường hợp số tiền tương ứng với tiền lương cơ bản của 90 ngày nghỉ phép do sảy thai, lưu thai vượt quá 6 triệu 300 nghìn won: 6 triệu 300 nghìn won
√ Trường hợp thời gian nhận lương nghỉ phép do sảy thai, lưu thai dưới 90 ngày: Số tiền tính theo ngày
· Mức sàn
√ Trường hợp tiền lương cơ bản theo giờ của người lao động thấp hơn lương tối thiểu tính theo giờ của Luật Lương tối thiểu (sau đây gọi là “lương tối thiểu theo giờ”) được áp dụng vào thời điểm ngày bắt đầu thời gian nghỉ phép do sảy thai, lưu thai, lương tối thiểu theo giờ được xem là tiền lương cơ bản và đây là số tiền tương ứng với tiền lương cơ bản trong thời gian nhận hỗ trợ lương nghỉ phép do sảy thai, lưu thai
Cắt giảm lương nghỉ phép do sảy thai, lưu thai
- Trường hợp lao động nữ (người có bảo hiểm) nhận hỗ trợ bằng hiện vật, hiện kim tương ứng với tiền lương cơ bản từ chủ doanh nghiệp trong thời gian nghỉ phép do sảy thai, lưu thai, nếu số tiền tổng của hiện vật, hiện kim đã nhận từ chủ doanh nghiệp và lương nghỉ phép do sảy thai, lưu thai vượt quá tiền lương cơ bản tính từ ngày bắt đầu nghỉ phép do sảy thai, lưu thai, thì Bộ trưởng Bộ Tuyển dụng & Lao động sẽ trừ số tiền vượt quá này vào lương nghỉ phép do sảy thai, lưu thai. Tuy nhiên, đối với người có bảo hiểm được tăng lương cơ bản trong thời gian nghỉ phép do sảy thai, lưu thai, chủ doanh nghiệp đã chi trả số tiền chênh lệch giữa lương cơ bản đã tăng và lương nghỉ phép do sảy thai, lưu thai thì không áp dụng như trên (Điều 77, Khoản 2 Điều 73, Luật Bảo hiểm lao động và Điều 104, Nghị định về Luật Bảo hiểm lao động).