VIETNAMESE

Lao động nữ
Khái niệm về chế độ nghỉ phép do sảy thai, lưu thai
Kỳ nghỉ phép do sảy thai, lưu thai
- Chủ doanh nghiệp phải cho lao động nữ đang mang thai bị sảy thai hoặc lưu thai nghỉ phép do sảy thai, lưu thai khi người này có yêu cầu (Nội dung chính Khoản 3 Điều 74, Luật Tiêu chuẩn lao động).
- Tuy nhiên, trường hợp sảy thai do nạo phá thai (trừ trường hợp theo Khoản 1 Điều 14, Luật Sức khỏe mẹ và con) thì không được nghỉ phép do sảy thai, lưu thai (Điều kiện Khoản 3 Điều 74, Luật Tiêu chuẩn lao động).
※ Phẫu thuật nạo phá thai được nghỉ phép do sảy thai, lưu thai (Khoản 1 Điều 14, Luật Sức khỏe mẹ và con)
- Trường hợp bản thân hoặc chồng bị bệnh về thể chất hay tâm thần mang tính di truyền hoặc ưu sinh như chứng loạn sản sụn, xơ nang và các bệnh di truyền khác
- Trường hợp bản thân hoặc chồng bị mắc bệnh sởi, bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma, bệnh có khả năng truyền nhiễm cao và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi về mặt y học khác
- Trường hợp mang thai do bị cưỡng bức hoặc cưỡng bức trong tình trạng vô thức
- Trường hợp mang thai với người cùng huyết thống hoặc có quan hệ thông gia không thể kết hôn về mặt pháp luật
- Trường hợp gây hại nghiêm trọng hoặc có nguy cơ gây hại đến sức khỏe của mẹ vì lý do mang tính y học và sức khỏe là mang thai liên tục
- Người sử dụng lao động vi phạm điều này bị phạt tù tối đa 2 năm hoặc phạt tiền (hình sự) tối đa 20 triệu won (Điểm 1 Điều 110, Luật Tiêu chuẩn lao động).