VIETNAMESE

Lao động nữ
Khái niệm xử lý cải tiến tuyển dụng tích cực và đối tượng áp dụng
Khái niệm xử lý cải tiến tuyển dụng tích cực
- Xử lý cải tiến tuyển dụng tích cực là xử lý ưu tiên cho một giới tính riêng biệt trong tạm thời, nhằm thúc đẩy công bằng tuyển dụng hoặc xóa bỏ phân biệt tuyển dụng giữa nam nữ hiện tại (Điểm 3 Điều 2,Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
Đối tượng áp dụng chế độ xử lý cải tiến tuyển dụng tích cực
- Bộ trưởng Bộ Tuyển dụng & Lao động có thể yêu cầu xây dựng và nộp kế hoạch thực hiện xử lý cải tiến tuyển dụng tích cực nhằm cải thiện chế độ và thông lệ tuyển dụng mang tính phân biệt đối xử đối với chủ doanh nghiệp thiếu hụt về tiêu chuẩn tuyển dụng theo Bảng đính kèm 2, Thông tư hướng dẫn Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình, theo từng quy mô và lĩnh vực công nghiệp có tỷ lệ lao động nữ theo từng loại công việc đang được tuyển dụng bởi các chủ doanh nghiệp thuộc một trong các nội dung sau (Phần đầu Khoản 1 Điều 17.3, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình; Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4, Nghị định về Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
1. Cơ quan công quyền theo Điều 4, Luật về vận hành cơ quan công quyền
2. Công ty quốc doanh địa phương theo Điều 49, Luật Doanh nghiệp nhà nước địa phương
3. Tổ chức địa phương theo Điều 76, Luật Doanh nghiệp nhà nước địa phương
4. Doanh nghiệp đang tuyển dụng từ 300 lao động trở lên và là tổ chức thuộc đối tượng doanh nghiệp cần công bố thông tin được chỉ định trong Khoản 1 Điều 31, Luật về hạn chế độc quyền và giao dịch công bằng và Khoản 1 Điều 38, Nghị định của Luật về hạn chế độc quyền và giao dịch công bằng
5. Các doanh nghiệp khác đang tuyển dụng từ 500 lao động toàn thời gian trở lên