VIETNAMESE

Lao động nữ
Nghiêm cấm phân biệt với lao động nữ
Nghiêm cấm phân biệt về tiền lương
- Chủ doanh nghiệp phải trả lương đồng nhất đối với các lao động có cùng giá trị trong cùng một doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 8, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
※ Các doanh nghiệp khác nhau được thành lập với mục đích chủ doanh nghiệp phân biệt về tiền lương đều được xem là cùng một doanh nghiệp (Khoản 3 Điều 8, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
- Tiêu chuẩn đối với các lao động có cùng giá trị dựa trên điều kiện kỹ thuật, nỗ lực, trách nhiệm và thao tác yêu cầu trong thực hiện công việc. Khi chủ doanh nghiệp quyết định tiêu chuẩn này phải lắng nghe ý kiến của ủy ban đại diện người lao động của Hội đồng hòa giải chủ và thợ (Khoản 2 Điều 8, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
- Trường hợp vi phạm điều này, chủ doanh nghiệp không trả mức lương đồng nhất cho lao động có cùng giá trị trong cùng một doanh nghiệp bị phạt tù tối đa 3 năm và phạt tiền (hình sự) tối đa 30 triệu won (Điểm 1 Khoản 2 Điều 37, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
Nghiêm cấm phân biệt trong chế độ phúc lợi
- Ngoài tiền lương, chủ doanh nghiệp không được phân biệt nam nữ trong chế độ phúc lợi như chi trả hiện kim, hiện vật hỗ trợ sinh hoạt của người lao động hoặc cho vay quỹ (Điều 9, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
- Trường hợp vi phạm điều này, ngoài tiền lương, chủ doanh nghiệp phân biệt nam nữ trong chế độ phúc lợi như chi trả hiện kim, hiện vật hỗ trợ sinh hoạt của người lao động hoặc cho vay quỹ bị phạt tiền (hình sự) tối đa 5 triệu won (Điểm 2 Khoản 4 Điều 37, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
Nghiêm cấm phân biệt trong đào tạo, bố trí, thăng tiến
- Chủ doanh nghiệp không được phân biệt nam nữ trong đào tạo, bố trí và thăng tiến đối với người lao động (Điều 10, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
- Trường hợp vi phạm điều này, chủ doanh nghiệp phân biệt nam nữ trong đào tạo, bố trí và thăng tiến đối với người lao động bị phạt tiền (hình sự) tối đa 5 triệu won (Điểm 3 Khoản 4 Điều 37, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
Nghiêm cấm phân biệt về tuổi hưu,nghỉ việc về hưu và sa thải
- Chủ doanh nghiệp không được phân biệt nam nữ về tuổi hưu, nghỉ việc về hưu và sa thải đối với người lao động (Khoản 1 Điều 11, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
- Đồng thời, không được ký kết hợp đồng lao động dự kiến lấy lý do tình trạng hôn nhân, mang thai hay thai sản của người lao động làm nguyên nhân nghỉ việc về hưu (Khoản 2 Điều 11, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
- Trường hợp vi phạm điều này, chủ doanh nghiệp phân biệt nam nữ về tuổi hưu, nghỉ việc về hưu và sa thải đối với người lao động, hoặc ký kết hợp lao động dự kiến lấy việc kết hôn, mang thai hay thai sản của người lao động làm nguyên nhân nghỉ việc về hưu, thì bị phạt tù tối đa 5 năm hoặc phạt tiền (hình sự) tối đa 30 triệu won (Khoản 1 Điều 37, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).