VIETNAMESE

Thừa kế
Yêu cầu chỉ định và thông báo người quản lý tài sản thừa kế
Yêu cầu chỉ định và thông báo người quản lý tài sản thừa kế
- Khi không rõ có người thừa kế hay không, họ hàng của người cho thừa kế hoặc những người có quan hệ lợi ích khác có thể yêu cầu Tòa án Gia đình chỉ định người quản lý tài sản được thừa kế (Khoản 1 Điều 1053, Bộ luật Dân sự).
※ “Họ hàng của người cho thừa kế” là những người có quan hệ huyết thống trong 4 đời, quan hệ thông gia trong 2 đời, vợ chồng (Điều 777, Bộ luật Dân sự).
※ “Những người có quan hệ lợi ích khác” là những người có lợi ích hợp pháp trong việc quản lý và thanh lý tài sản được thừa kế hay chủ nợ về thừa kế, người thụ hưởng.
· Theo đó, Tòa án Gia đình phải thông báo công khai ngay sau khi chỉ định người quản lý tài sản thừa kế (Khoản 1 Điều 1053, Bộ luật Dân sự và Mục A37 Điểm 2 Khoản 1 Điều 2, Luật Tố tụng gia đình).
· Nội dung thông báo chỉ định người quản lý tài sản thừa kế như sau (Điều 79, Quy tắc Tố tụng gia đình).
√ Họ tên, địa chỉ của người yêu cầu
√ Họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ cuối cùng của người cho thừa kế
√ Địa điểm, ngày tháng người cho thừa kế sinh ra và tử vong
√ Họ tên và địa chỉ người quản lý tài sản thừa kế
· Chi phí cần cho việc thông báo được chi trả bằng tài sản thừa kế (Điều 81, Quy tắc Tố tụng gia đình).
Việc quản lý tài sản thừa kế của người được chỉ định quản lý tài sản
- Người quản lý tài sản do Tòa án Gia đình chỉ địnhphải viết danh mục tài sản mình sẽ quản lý (Khoản 2 Điều 1053 và Khoản 1 Điều 24, Bộ luật Dân sự).
· Tòa án Gia đình có thể ra lệnh cho người quản lý tài sản đã được chỉ định đóthanh lý cần thiết để bảo toàn tài sản thừa kế (Khoản 2 Điều 1053 và Khoản 2 Điều 24, Bộ luật Dân sự).
· Chi phí mà người quản lý tài sản sử dụng cho việc quản lý tài sản thừa kế được chi trả từ nguồn tài sản thừa kế (Khoản 2 Điều 1053 và Khoản 4 Điều 24, Bộ luật Dân sự).
- Khi người quản lý tài sản được Tòa án Gia đình chỉ định sử dụng hay cải tạo vật là mục đích của việc quản lý tài sản hay quyền lợi trong phạm vi không làm thay đổi bản chất những điều đó (Điều 118 , Bộ luật Dân sự) phải đượcTòa án Gia đình cho phép.Trường hợp không rõ người thừa kế còn sống hay đã chết, người quản lý tài sản cũng phải được Tòa án Gia đình cho phép mới có thể thực hiện hành vi vượt quá quyền hạn (Khoản 2 Điều 1053 và Điều 25, Bộ luật Dân sự).
- Khi có yêu cầu của chủ nợ về thừa kế hay người thụ hưởng thì người quản lý tài sản bất cứ khi nào cũng phải đưa ra được danh mục tài sản thừa kế và báo cáo tình hình (Điều 1054, Bộ luật Dân sự).
Cung cấp đảm bảo của người quản lý tài sản thừa kế được chỉ định
- Tòa án Gia đình có thể yêu cầu người quản lý tài sản thừa kế được chỉ định cung cấp đảm bảo nhất định về việc quản lý, hoàn trả tài sản (Khoản 2 Điều 1053 và Khoản 1 Điều 26, Bộ luật Dân sự).
Phụ cấp cho người quản lý tài sản thừa kế được chỉ định
- Tòa án Gia đình có thể chi trả mức phụ cấp nhất định bằng tài sản thừa kế cho người quản lý tài sản thừa kế được chỉ định (Khoản 2 Điều 1053 và Khoản 2 Điều 26, Bộ luật Dân sự).