VIETNAMESE

Thừa kế
Khi người thân trong gia đình qua đời, kiến thức luật nào mà bạn phải biết?
Danh sách kiểm tra khi thừa kế
- Trường hợp người thân gần trong gia đình qua đời, phải tìm hiểu xem mình có phải là người thừa kế của họ không. Các nội dung cụ thể như sau.
1. Tìm hiểu bản thân có phải người thừa kế không.
· Nếu trở thành người thừa kế, thì không chỉ tài sản mà cả nghĩa vụ của người cho thừa kế (người chết) cũng được thừa kế, nên phải nhanh chóng tìm hiểu xem mình có trở thành người thừa kế để không phải nhận phần nợ không mong muốn.
2. Phải tìm xem người cho thừa kế có viết di chúc không.
· Nếu di chúc có hiệu lực pháp luật đã được viết, tức trường hợp có di chúc pháp định thì phải tuân thủ nội dung của di chúc.Đặc biệt, trường hợp có di chúc thì di chúc được lập trước tiên cho người thụ hưởng, sau đó mới thực hiện thừa kế bằng phần tài sản còn lại nên cần tìm di chúc và xác nhận nội dung của di chúc.
3. Nếu bản thân là người thừa kế thì phải tìm hiểu tình trạng tài sản của người cho thừa kế.
· Có thể tìm hiểu các khoản tiền gửi, vay, bảo lãnh, tài khoản chứng khoán, hợp đồng bảo hiểm, nợ liên quan đến thẻ tín dụng đứng tên người cho thừa kế thông qua Trung tâm hành chính về tài chính ở tầng 1 trụ sở chính Viện Giám sát Tài chính (FSS) hoặc các chi nhánh, hay các hiệp hội tài chính.
· Ngoài ra, người thừa kế có thể có thể đăng ký một lần tại tòa thị chính, ủy ban quận, phường/xã về tài sản của người chết như chi tiết giao dịch tài chính, số thuế quốc gia, thuế địa phương nộp muộn, chưa nộp, hoàn thuế, có tham gia quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu công chức, quỹ lương hưu giáo viên trường tư hay không, có sở hữu xe hay không, chi tiết sở hữu đất.
√ Đăng ký bằng cách đến trực tiếp ủy ban tỉnh, thành phố (si,gu) và ủy ban quận, huyện, xã (eub, myeon, dong) hoặc truy cập trang web Gov.kr (정부24).
4. Phải tìm hiểu kỹ phần thừa kế của bản thân là bao nhiêu, và tài sản thừa kế nhận được từ việc thừa kế là bao nhiêu.
· Trường hợp có nhiều người thừa kế thì sẽ thực hiện thừa kế chung, nếu không có di chúc thì phần thừa kế của mỗi người sẽ là phần thừa kế thông thường theo pháp luật (Điều 1009, Bộ luật Dân sự).
5. Trường hợp nợ nhận được từ thừa kế nhiều hơn tài sản hoặc không biết chính xác số nợ thì phải cân nhắc chấp nhận thừa kế có giới hạn hay từ chối thừa kế.
· Từ chối thừa kế (Điều 1019, Bộ luật Dân sự) hay chấp nhận thừa kế có giới hạn (Điều 1028, Bộ luật Dân sự) được thực hiện theo phương pháp người thừa kế khai báo với với Tòa án Gia đình trong vòng 3 tháng kể từ ngày bắt đầu thừa kế, phải quyết định sẽ từ chối thừa kế hay chấp nhận thừa kế có giới hạn trong thời hạn khai báo.