VIETNAMESE

Công việc và cuộc sống gia đình
Đối tượng và thời gian nghỉ nuôi con
Đối tượng
- Chủ doanh nghiệp phải chấp thuận cho trường hợp lao động nữ đang mang thai đảm bảo thiên chức làm mẹ hoặc người lao động đăng ký nghỉ tạm thời để nuôi con dưới 8 tuổi hoặc dưới năm thứ 2 tiểu học (bao gồm cả con nuôi) (sau đây gọi là “Nghỉ nuôi con”) (Nội dung chính Khoản 1 Điều 19, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
Thời gian nghỉ nuôi con
- Thời gian nghỉ nuôi con là trong 1 năm, 2 lần và có thể chia ra (Khoản 2 Điều 19 và Phần đầu Khoản 1 Điều 19.4, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
· Số lần lao động nữ đang mang thai đã sử dụng kỳ nghỉ nuôi dạy con để đảm bảo thiên chức làm mẹ không được tính vào số lần chia nhỏ sử dụng kỳ nghỉ nuôi dạy con (Phần sau Khoản 1 Điều 19.4Luật về hỗ trợ bình đẳng tuyển dụng nam nữ và cân bằng giữa gia đình và công việc).
Chế tài khi vi phạm
- Chủ doanh nghiệp không chấp thuận nghỉ nuôi con dù đã nhận được đăng ký nghỉ nuôi con từ người lao động phải nộp phạt lên đến 5 triệu won (Điểm 4 Khoản 4 Điều 37, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
※ Thời gian nghỉ nuôi con bao gồm trong thâm niên làm việc
Hỏi: Công ty chúng tôi khi xét thăng chức sẽ cân nhắc đến thâm niên làm việc là một điều kiện thiết yếu cần thiết. Nếu tôi nghỉ nuôi con thì thời gian nghỉ nuôi con sẽ không được tính vào thâm niên làm việc đúng không?
Đáp: Vì chế độ nghỉ nuôi con được xây dựng nhằm bảo vệ môi trường nuôi dạy con cái, thời gian sử dụng nghỉ nuôi con dù không phải số ngày làm việc thực tế nhưng vẫn được pháp luật đảm bảo bao gồm trong thâm niên làm việc chính thức (Phần sau của Khoản 4 Điều 19, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
Nghĩa là, khi xét thăng tiến cũng như tính lương hưu hay số ngày nghỉ phép năm được tính lương đều cần phải xét đến thâm niên làm việc liên tục của người lao động, và thời gian nghỉ nuôi con vẫn được công nhận là thâm niên làm việc.
※ Trường hợp tính số ngày nghỉ phép năm được tính lương được áp dụng cho người lao động đăng ký nghỉ nuôi con từ sau ngày 29 tháng 5 năm 2018 (Điều 2 phần quy tắc bổ sung, Luật Tiêu chuẩn lao động).