VIETNAMESE

Công việc và cuộc sống gia đình
Đối tượng và thời gian giảm giờ làm để chăm sóc gia đình
Đối tượng giảm giờ làm
- Chủ doanh nghiệp phải chấp thuận cho người lao động đăng ký giảm giờ làm do một trong những lý do dưới đây (Nội dung chính Khoản 1 Điều 22.3, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
· Người lao động cần chăm sóc gia đình vì người thân bị bệnh tật, tai nạn, già yếu
· Người lao động phải chăm sóc sức khỏe của mình vì bản thân bị bệnh hay bị thương do tai nạn
· Người lao động từ 55 tuổi trở lên chuẩn bị cho việc nghỉ hưu
· Vì việc học của người lao động
Thời gian giảm giờ làm
- Thời gian giảm giờ làm giới hạn trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, người lao động thuộc Điểm 1 đến Điểm 3 Khoản 1, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình nếu có lý do hợp lý thì có thể gia hạn thêm thời gian giảm giờ làm trong vòng 2 năm (Khoản 4 Điều 22.3, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
Thời gian làm việc sau khi giảm giờ làm
- Trường hợp chủ doanh nghiệp chấp thuận cho người lao động giảm giờ làm, sau khi giảm, thời gian làm mỗi tuần phải từ 15 giờ trở lên và không được quá 30 giờ (Khoản 3 Điều 22.3, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
- Chủ doanh nghiệp không được yêu cầu người lao động đang giảm giờ làm làm thêm giờ ngoài thời gian làm việc đã giảm. Tuy nhiên, nếu người lao động tự đưa ra yêu cầu làm thêm giờ một cách công khai thì chủ doanh nghiệp có thể yêu cầu làm thêm giờ tối đa một tuần 12 giờ (Khoản 3 Điều 22.4, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
Chế tài khi vi phạm
- Chủ doanh nghiệp sa thải hay có đãi ngộ bất lợi khác đối với người lao động, hay gây khó khăn trong khi làm việc vì lý do người lao động giảm giờ làm để chăm sóc gia đình bị phạt tù lên đến 3 năm hoặc phạt tiền lên đến 30 triệu won (Điểm 7 và Điểm 8 Khoản 2 Điều 37, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
- Người lao động đang giảm giờ làm để chăm sóc gia đình không tự đưa ra yêu cầu làm thêm giờ một cách công khai nhưng chủ doanh nghiệp yêu cầu làm thêm giờ thì bị phạt đến dưới 10 triệu won (Khoản 3 Điều 37, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).