VIETNAMESE

Công việc và cuộc sống gia đình
Đối tượng và thời gian nghỉ phép chăm sóc gia đình
Đối tượng
- Chủ doanh nghiệp phải chấp thuận cho trường hợp người lao động vì lý do bố mẹ, vợ chồng, con cái, bố mẹ vợ/chồng (sau đây gọi là “gia đình”) bị bệnh tật, tai nạn, già yếu hoặc vì lý do nuôi con nhỏ đăng ký nghỉ phép gấp để chăm sóc thành viên gia đình đó (sau đây gọi là “Nghỉ phép chăm sóc gia đình”) (Nội dung chính Khoản 2 Điều 22.2, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
· Tuy nhiên, nếu việc cho nghỉ phép chăm sóc gia đình vào thời gian người lao động yêu cầu dẫn đến trở ngại lớn trong vận hành kinh doanh bình thường thì chủ doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động thay đổi thời gian này (Phần sau Khoản 2 Điều 22.2, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
Thời gian nghỉ phép
- Thời gian nghỉ phép chăm sóc gia đình nhiều nhất là 10 ngày 1 năm, có thể chia theo đơn vị ngày để sử dụng (Nội dung chính Điểm 2 Khoản 4 Điều 22.2, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
· Tuy nhiên, thời gian nghỉ phép chăm sóc gia đình được bao gồm trong kỳ nghỉ việc tạm thời chăm sóc gia đình (Phần sau Điểm 2 Khoản 4 Điều 22.2, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
- Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Tuyển dụng và Lao động đưa ra cảnh báo khủng hoảng thiên tai ở cấp độ nghiêm trọng do sự lây lan của dịch bệnh truyền nhiễm hay trường hợp xảy ra thiên tai quy mô lớn và thừa nhận việc cần có biện pháp đặc biệt để người lao động chăm sóc gia đình, sau khi thảo luận xong cùng với Hội đồng Chính sách việc làm, thì có thể gia hạn thời gian nghỉ tạm thời chăm sóc gia đình thành 10 ngày trong 1 năm (15 ngày trong trường hợp người lao động chỉ có hoặc bố hoặc mẹ theo Điểm 1 Điều 14, Luật hỗ trợ gia đình chỉ có bố hoặc mẹ (Phần đầu Điểm 3 Khoản 4 Điều 22.2, Luật bình đẳng tuyển dụng nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
· Có thể sử dụng nghỉ tạm thời để chăm sóc gia đình được gia hạn khi thuộc một trong các trường hợp sau đây (Khoản 5 Điều 22.2, Luật bình đẳng tuyển dụng nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
1. Trường hợp cần có sự chăm sóc được chia thành trường hợp bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, bệnh nhân bác sĩ truyền nhiễm, người mang mầm bệnh ở bệnh viện thuộc Điểm 13 ~ Điểm 15 Điều 2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm do bệnh truyền nhiễm gây ra, là cảnh báo thiên tai cấp độ nghiêm trọng do sự lây lan của bệnh truyền nhiễm gây ra và gây nguy hiểm cho gia đình, hoặc trường hợp người có triệu chứng trong số người bị nghi nhiễm bệnh truyền nhiễm theo Điểm 15.2 Điều 2 cùng bộ luật
2. Trường hợp cần chăm sóc con cái do nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học (sau đây gọi là “trường học”) bị xử lý bắt buộc đóng cửa theo Điều 2 Luật Giáo dục cấp 1, cấp 2, cấp 3
3. Trường hợp trẻ em phải tự cách ly do mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định tại mục 1 bên trên hoặc trường hợp cần chăm sóc do trường hay trung tâm bị xử lý tạm ngưng hoạt động
4. Các trường hợp khác thuộc lý do được Bộ trưởng Bộ Tuyển dụng và Lao động xác định về việc cần chăm sóc gia đình của người lao động
※ Việc nghỉ phép tạm thời để chăm sóc cho gia đình được kéo dài hơn áp dụng cho người lao động sử dụng phép nghỉ tạm thời chăm sóc gia đình sau ngày 1 tháng 1 năm 2020 theo quy định trước đây (Điều 2 của Phụ lục Luật số 17489, ngày 8.9.2020 của Luật bình đẳng tuyển dụng nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
- Thời gian nghỉ tạm thời chăm sóc gia đình được tính vào thời gian làm việc. Tuy nhiên, thời gian này lại không được tính vào khoảng thời gian tính mức lương trung bình theo Điểm 6 Khoản 1 Điều 2, Luật Tiêu chuẩn lao động (Khoản 7 Điều 22.2, Luật bình đẳng tuyển dụng nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
Chế tài khi vi phạm
- Trường hợp chủ doanh nghiệp đã nhận đơn xin nghỉ tạm thời với lý do chăm sóc gia đình từ người lao động (bao gồm cả thời gian nghỉ phép chăm sóc gia đình kéo dài) nhưng không chấp thuận, thì bị phạt tiền hành chính tối đa 5 triệu won (Điểm 8 Khoản 2 Điều 39, Luật bình đẳng tuyển dụng nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
- Trường hợp chủ doanh nghiệp sa thải người lao động vì lý do chăm sóc gia đình (bao gồm cả gia hạn thời gian nghỉ tạm thời chăm sóc gia đình) hoặc xử lý bất lợi làm căng thẳng điều kiện lao động thì sẽ bị phạt tù có lao động khổ sai tối đa 3 năm hoặc phạt tiền (hình sự) tối đa 30 triệu won (Điểm 6 Khoản 2 Điều 37, Luật bình đẳng tuyển dụng nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).