VIETNAMESE

Công việc và cuộc sống gia đình
Đối tượng và thời gian nghỉ việc tạm thời để chăm sóc gia đình
Đối tượng
- Chủ doanh nghiệp phải chấp thuận cho trường hợp người lao động vì lý do ông bà, bố mẹ, vợ chồng, bố mẹ vợ/chồng, con cái hoặc cháu (sau đây gọi là “gia đình”) bị bệnh tật, tai nạn, già yếu đăng ký nghỉ việc tạm thời để chăm sóc thành viên gia đình đó (sau đây gọi là “Nghỉ việc tạm thời để chăm sóc gia đình”) (Nội dung chính Khoản 1 Điều 22.2, 「Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình」).
Thời gian nghỉ
- Thời gian nghỉ việc tạm thời để chăm sóc gia đình kéo dài đến 90 ngày, có thể chia thành nhiều lần (Phần đầu Điểm 1 Khoản 4 Điều 22.2, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
- Trường hợp chia kỳ nghỉ việc tạm thời để chăm sóc gia đình thành nhiều lần thì thời gian một lần nghỉ phải từ 30 ngày trở lên (Phần sau Điểm 1 Khoản 4 Điều 22.2, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
Bao gồm trong thâm niên làm việc
Hỏi: Nếu sử dụng kỳ nghỉ việc tạm thời để chăm sóc gia đình, thì thời gian nghỉ có bị trừ vào thời gian thâm niên làm việc không?
Đáp: Thời gian nghỉ việc tạm thời để chăm sóc gia đình được bao gồm trong thâm niên làm việc (Nội dung chính Khoản 7 Điều 22.2, Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
Tuy nhiên, thời gian nghỉ việc tạm thời để chăm sóc gia đình bị trừ vào thời gian tính lương bình quân theo Điểm 6 Khoản 1 Điều 2, Luật Tiêu chuẩn lao động (Điều kiện Khoản 7 Điều 22.2, Luật bình đẳng tuyển dụng nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình).
Chế tài khi vi phạm
- Chủ doanh nghiệp không cho người lao động nghỉ khi người lao động đăng ký nghỉ việc tạm thời để chăm sóc gia đình bị phạt tiền lên đến 5 triệu won (Điểm 7 Khoản 3 Điều 39, 「Luật về công bằng trong sử dụng lao động nam nữ và hỗ trợ cân bằng giữa công việc, gia đình」).