VIETNAMESE

Người lao động bị sa thải
Điều kiện sa thải vì lý do kinh doanh (giảm biên chế)
Nhu cầu cấp thiết về mặt quản lý kinh doanh
- Người sử dụng lao động nếu muốn sa thải người lao động với lý do quản trị thì phải có nhu cầu cấp bách vì lý do trên phương diện quản trị (Đoạn đầu Điều 24 (1) 「Luật Tiêu chuẩn lao động」 và Bộ Lao động và Việc làm).
※ Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng, mua lại, sát nhập doanh nghiệp để ngăn chặn sự suy thoái trong quản lý được coi là một nhu cầu kinh doanh cấp bách (Đoạn sau Điều 24 (1) 「Luật Tiêu chuẩn lao động」).
- Nhu cầu trên phương diện quản trị cấp bách không chỉ giới hạn trong các trường hợp để tránh doanh nghiệp phá sản mà còn bao gồm cả trường hợp cần cắt giảm nhân sự để đối phó với các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai, nhưng việc cắt giảm nhân sự như vậy phải được công nhận là mang tính hợp lý theo quan điểm khách quan. (Tham khảo bản án 2010 Da 38007 Tòa án Tối cao tuyên án 28.06.2012; bản án 2014 Du 20882 tuyên án 13.11.2014.).
Nỗ lực để tránh sa thải, lựa chọn người lao động bị sa thải theo tiêu chuẩn hợp lý
- Trong trường hợp trên, người sử dụng lao động phải nỗ lực để tránh việc sa thải, đưa ra tiêu chuẩn cũng như quy trình sa thải hợp lý, từ đó xác định đối tượng người lao động sẽ bị sa thải (Đoạn đầu Điều 24 (2) 「Luật Tiêu chuẩn lao động」).
※ Trong trường hợp này, không được phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính nam và nữ (Đoạn sau Điều 24 (2) 「Luật Tiêu chuẩn lao động」).
Thông báo trước cho đại diện người lao động, có sự thỏa thuận chính thức với đại diện người lao động.
- Nếu doanh nghiệp có một tổ chức công đoàn được thành lập bởi đa số người lao động trong doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải thỏa thuận và chính thức thông báo cho công đoàn (Người đại diện cho đại đa số người lao động trong trường hợp không có tổ chức công đoàn, gọi là “Người đại diện lao động”) về các biện pháp tránh sa thải và tiêu chuẩn sa thải 50 ngày trước ngày dự định sa thải (Điều 24 (3) 「Luật Tiêu chuẩn lao động」).