VIETNAMESE

Phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
Bồi thường cơ sở quản lý bệnh truyền nhiễm
Bồi thường thiệt hại cơ sở quản lý bệnh truyền nhiễm
- Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt và thị trưởng, quận trưởng phải bồi thường cho người thuộc một trong những điều dưới đây theo thẩm định, nghị quyết của Ủy ban thẩm định bồi thường thiệt hại tại Điều 70.2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm (Khoản 1 Điều 70, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Thiệt hại phát sinh do sự chỉ định của cơ quan quản lý bệnh truyền nhiễm theo Điều 36, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
· Thiệt hại phát sinh do việc thành lập, vận hành trại cách ly theo Điều 37, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
· Tổn thất do việc lắp đặt và vận hành các cơ sở cách ly cho người nghi ngờ nhiễm bệnh truyền nhiễm theo Điều 39-3, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
· Thiệt hại của cơ quan y tế khám chữa bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, người nghi nhiễm bệnh truyền nhiễm theo các biện pháp của Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
· Thiệt hại phát sinh đối với cơ quan y tế do việc phong tỏa, dừng hoạt động cơ quan y tế theo Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
- Người quản lý cơ quan y tế muốn nhận tiền bồi thường thiệt hại phải nộp giấy yêu cầu chi trả bồi thường và các hồ sơ chứng minh thiệt hại cho Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, quận trưởng (Khoản 2 Điều 70, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm và Phụ lục biểu mẫu số 31, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Khi tính toán số tiền bồi thường, trường hợp người có thiệt hại nhưng vi phạm nghĩa vụ theo Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm hay các văn bản luật liên quan làm gây ra hay làm nghiêm trọng hơn các thiệt hại đó, thì có thể không được chi trả hay bị giảm số tiền bồi thường tùy theo các loại hành vi vi phạm dưới đây (Khoản 3 Điều 70, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm và Khoản 1 Điều 28.2, Nghị định về Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Trễ nải hay cản trở báo cáo, khai báo, hoặc báo cáo, khai báo gian dối
· Trễ nải nghĩa vụ khai báo hay cản trở việc khai báo của người có nghĩa vụ khai báo theo các Điểm trong Khoản 1 của cùng điều trên
· Thực hiện hành vi bị cấm khi điều tra dịch tễ
· Không thành lập cơ sở quản lý bệnh truyền nhiễm
· Vi phạm nghĩa vụ hợp tác
· Vi phạm chỉ đạo và mệnh lệnh
· Vi phạm những nghĩa vụ xử lý theo luật khác mà Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi công nhận và thông báo là nghĩa vụ đặc biệt quan trọng