VIETNAMESE

Phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
Chẩn đoán bệnh nhân bệnh truyền nhiễm
Định nghĩa bệnh nhân bệnh truyền nhiễm
- Bệnh nhân bệnh truyền nhiễm là người có mầm bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể, gây ra triệu chứng, được xác nhận theo tiêu chuẩn chẩn đoán bởi bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ y học cổ truyền theo tiêu chuẩn tại Khoản 6 Điều 11, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm, hay xét nghiệm tại phòng thí nghiệm của một trong những cơ quan sau (dưới đây gọi là “cơ quan kiểm tra mầm bệnh truyền nhiễm) (Điểm 13 Điều 2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm và Khoản 1 Điều 16-2, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Ủy ban quản lý bệnh
· Trung tâm kiểm dịch quốc gia
· Viện nghiên cứu môi trường y tế theo Điều 2, Luật Nghiên cứu môi trường y tế
· Trạm y tế theo Điều 10, Luật Y tế địa phương
· Cơ quan có y bác sĩ ngành chẩn đoán, xét nghiệm thường trực trong số các cơ quan y tế theo Điều 3, Luật Y khoa
· Đại học Y được thành lập theo Điều 4, Luật Giáo bậc cao
· Hiệp hội Lao Đại Hàn được thành lập theo Điều 21, Luật Phòng chống lao (chỉ áp dụng trường hợp xác định mầm bệnh của bệnh nhân lao)
· Cơ quan được thành lập với mục đích hỗ trợ điều trị, vật lý trị liệu cho bệnh nhân phong theo Điều 32, Luật Dân sự (chỉ áp dụng trường hợp xác định mầm bệnh của bệnh nhân phong)
· Cơ quan được nhà nước, cơ quan đoàn thể địa phương, cơ quan y tế tại Điều 3, Luật Y khoa nhận ủy thác việc xét nghiệm mẫu vật lấy từ cơ thể người và có y bác sĩ chuyên môn khoa chẩn đoán, xét nghiệm làm việc thường trực
- Người nghi nhiễm bệnh truyền nhiễm là người bị nghi ngờ đã có mầm bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể nhưng đang ở giai đoạn trước khi được xác nhận là bệnh nhân bệnh truyền nhiễm (Điểm 14 Điều 2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Người có mầm bệnh là người tuy không có triệu chứng lâm sàng nhưng có mầm bệnh truyền nhiễm (Điểm 15 Điều 2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- "Người nghi nhiễm bệnh lây nhiễm" là người thuộc về một trong các mục sau (Điểm 15.2 Điều 2 「Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm」)
· Người nghi tiếp xúc hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh, bệnh nhân nghi nhiễm, bệnh nhân bị nhiễm bệnh
· Người lưu trú hoặc đi qua khu vực quản lý kiểm dịch trọng điểm hoặc khu vực quản lý kiểm dịch theo Điểm 7 và Điểm 8 Điều 2 「Luật Kiểm dịch」 và nghi bị nhiễm bệnh
· Người bị phơi nhiễm với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh như mầm bệnh truyền nhiễm và có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh
Đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân bệnh truyền nhiễm
- Nhà nước và cơ quan đoàn thể địa phương tôn trọng giá trị và sự tôn nghiêm của một con người đối với bệnh nhân bệnh truyền nhiễm với tư cách là con người, bảo vệ quyền lợi cơ bản đó, không được gây ra các bất lợi ví dụ như hạn chế công việc trái với quy định pháp luật (Khoản 1 Điều 4, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Nhân dân có quyền biết tình hình phát sinh bệnh truyền nhiễm, thông tin về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm, phương pháp ứng phó, nhà nước và cơ quan đoàn thể địa phương phải nhanh chóng công khai thông tin (Khoản 2 Điều 6, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Nhân dân có quyền lợi được chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm theo Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm tại cơ quan y tế, nhà nước và cơ quan đoàn thể địa phương phải chi trả chi phí cho việc này (Khoản 3 Điều 6, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Nhân dân phải tích cực hợp tác, tuân thủ các hoạt động phòng chống, quản lý bệnh truyền nhiễm của nhà nước và cơ quan đoàn thể địa phương như điều trị, cách ly… (Khoản 4 Điều 6, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
Xử lý cưỡng chế bệnh nhân bệnh truyền nhiễm
- Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, thị trưởng, quận trưởng có thể cho công chức dưới quyền đi vào những nơi được công nhận có bệnh nhân bệnh truyền nhiễm thuộc một trong các mục dưới đây, như nơi ở, phương tiện vận tải như tàu bè, máy bay, tàu hỏa và các nơi khác để điều tra, chẩn đoán, trường hợp xác nhận kết quả là có bệnh nhân bệnh truyền nhiễm thì có thể đi cùng để bắt điều trị hay nhập viện (Khoản 1 Điều 42, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Bệnh truyền nhiễm cấp 1
· Bệnh truyền nhiễm cấp 2: lao phổi, sởi, dịch tả, thương hàn, phó thương hàn, bệnh lỵ trực khuẩn, xuất huyết đường ruột (E-coli), viêm gan A, viêm màng não mô cầu khuẩn, bại liệt, sốt tinh hồng nhiệt hay các bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi quy định
· Bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi quy định trong số các bệnh truyền nhiễm cấp 3
· Bệnh truyền nhiễm thuộc đối tượng theo dõi của Tổ chức y tế thế giới (WHO)
- Cục trưởng cục quản lý bệnh tật, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc tỉnh trưởng, thị trưởng, huyện trưởng, quận trưởng có thể yêu cầu cán bộ công chức liên quan áp dụng biện pháp xử lý tương ứng với một trong các mục sau đối với người nghi nhiễm bệnh trong trường hợp phát sinh bệnh truyền nhiễm cấp 1 (Phần đầu Khoản 2 Điều 42, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Giới hạn chỉ cho cách ly tại nhà và phương tiện di chuyển cần thiết cho cơ sở cách ly
· Kiểm tra xem có triệu chứng của bệnh truyền nhiễm hay không bằng cách sử dụng các thiết bị ứng dụng kỹ thuật truyền thông thông tin, truyền thông hữu tuyến và vô tuyến hoặc thu thập thông tin vị trí (trong trường hợp thu thập thông tin vị trí thì chỉ áp dụng đối với người đang bị cách ly
· Kiểm tra có bị truyền nhiễm hay không
※ Trong trường hợp này, cán bộ công chức có thể thực hiện các biện pháp điều tra hoặc chẩn đoán cần thiết để xác nhận xem có các triệu chứng nhiễm bệnh hay không (Đoạn sau Khoản 2 Điều 42, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc tỉnh trưởng, thị trưởng, huyện trưởng, quận trưởng có thể yêu cầu cán bộ công chức liên quan đi cùng người được xác nhận là người bị nhiễm bệnh theo kết quả điều tra hoặc chẩn đoán ở trên để người bệnh tiếp nhận điều trị hoặc nhập viện (Khoản 3 Điều 42, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, huyện trưởng, quận trưởng có thể yêu cầu cán bộ công chức liên quan đi cùng người từ chối thực hiện một trong các mục sau (sau đây gọi là "Người từ chối điều tra" tại Điều này) đến Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật để người đó tiếp nhận điều tra hoặc chẩn đoán cần thiết (Khoản 4 Điều 42, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Thực hiện điều tra, chẩn đoán theo Khoản 1, Khoản 2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm.
· Thực hiện kiểm tra xét nghiệm theo Khoản 2 Điều 13, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm.
※ Công chức thực hiện điều tra, chẩn đoán, cách ly, điều trị hay xử lý nhập viện hoặc đi cùng phải mang theo chứng cứ chứng minh quyền hạn đó và trình cho người có liên quan xem (Khoản 5 Điều 42, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, hoặc tỉnh trưởng, thị trưởng, huyện trưởng, quận trưởng có thể cách ly người từ chối điều tra xét nghiệm tại nhà hoặc cơ sở quản lý bệnh truyền nhiễm, khi có kết quả xác nhận bệnh truyền nhiễm thì cho điều trị tại cơ sở quản lý bệnh truyền nhiễm hoặc cho nhập viện. Trường hợp điều trị, cho nhập viện người từ chối điều tra xét nghiệm thì phải thông báo cho người bảo hộ của người đó (Khoản 7, Khoản 9 Điều 42, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc tỉnh trưởng, thị trưởng, huyện trưởng, quận trưởng phải ngay lập tức dỡ bỏ lệnh cách ly đối với người từ chối điều tra xét nghiệm hoặc người bị nghi nhiễm bệnh khi được xác nhận không phải là bệnh nhân bệnh truyền nhiễm (Khoản 8 Điều 42, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
※ Nếu không dỡ bỏ lệnh cách ly khi không có lý do chính đáng thì người bị nghi nhiễm bệnh và người từ chối điều tra xét nghiệm có thể yêu cầu giải cứu, thủ tục và phương pháp tuân theo Luật Bảo vệ nhân thân (Khoản 10 Điều 42, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Người không tuân thủ theo quy định xử lý cưỡng chế như trên (ngoại trừ người từ chối các biện pháp xử lý cách ly hoặc nhập viện theo Khoản 1, Điểm 1 Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 7 Điều 42, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm) bị phạt tiền đến 3 triệu won (Điểm 5 Điều 80, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).