VIETNAMESE

Phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
Cơ chế báo cáo bệnh truyền nhiễm
Báo cáo của trưởng trạm y tế
- Trưởng trạm y tế nhận được khai báo theo Điều 11 và Điều 12, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm phải báo cáo nội dung đó cho tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, hoặc thị trưởng, quận trưởng; tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, hoặc thị trưởng, quận trưởng nhận được báo cáo đó phải báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi và tỉnh tự trị đặc biệt, thành phố tự trị đặc biệt, thị trưởng, quận trưởng (Khoản 1 Điều 13, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, tỉnh trưởng hoặc thị trưởng, huyện trưởng, quận trưởng nhận được báo cáo như trên có thể yêu cầu kiểm tra mầm bệnh đối với người thuộc về Điểm 4 Khoản 1 Điều 11 (chỉ với trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh) (Khoản 2 Điều 13 「Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm」).
※ Người từ chối kiểm tra mầm bệnh sẽ bị phạt tối đa 3 triệu won (Điểm 2.2 Điều 80 「Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm」).
- Trưởng trạm y tế khi tiến hành báo cáo như trên phải dùng hệ thống thông tin để đệ trình lên tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, hoặc thị trưởng, quận trưởng: Giấy khai báo phát sinh bệnh truyền nhiễm, Giấy khai báo tử vong (khám nghiệm tử thi) bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, Giấy khai báo kết quả xét nghiệm mầm bệnh (bao gồm báo cáo dạng điện tử), Báo cáo phát sinh phản ứng lạ sau tiêm chủng theo thời hạn được phân loại dưới đây. Tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, hoặc thị trưởng, quận trưởng nhận được báo cáo phải sử dụng hệ thống thông tin để trình lên trưởng ban Ủy ban quản lý bệnh và thị trưởng các cấp thành phố (Khoản 3 Điều 13, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Điều 10 và Phụ lục biểu mẫu số 1.3, biểu mẫu số 1.4, biểu mẫu số 1.5, biểu mẫu số 2, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Báo cáo phát sinh, tử vong, kết quả xét nghiệm mầm bệnh truyền nhiễm cấp 1: ngay sau khi nhận được báo cáo theo Điều 11 và Điều 12, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
· Báo cáo phát sinh, tử vong, kết quả xét nghiệm mầm bệnh truyền nhiễm cấp 2, cấp 3: trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được báo cáo theo Điều 11 và Điều 12, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
· Báo cáo phát sinh, tử vong, kết quả xét nghiệm mầm bệnh truyền nhiễm cấp 4: trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được báo cáo theo Điều 11 và Điều 12, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
· Báo cáo về phản ứng lạ sau tiêm chủng: ngay sau khi nhận được báo cáo theo Điều 11, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
Báo cáo khác
- Người kinh doanh ngành tàu, phà du lịch phải báo ngay lập tức cho thị trưởng, quận trưởng, trưởng trạm cảnh sát, trưởng trạm cảnh sát biển gần nhất nếu có bệnh nhân được công nhận là mắc bệnh truyền nhiễm (Điểm 1 Khoản 1 Điều 29, Luật Kinh doanh tàu và phà du lịch).
- Tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, thị trưởng, quận trưởng, trưởng trạm cảnh sát, trưởng trạm cảnh sát biển nếu nhận được báo cáo như trên thì ngay lập tức phải báo cáo lên tỉnh tự trị đặc biệt, thành phố tự trị đặc biệt, thị trưởng, tỉnh trưởng, giám đốc sở cảnh sát biển địa phương, và thực hiện các biện pháp cần thiết để giải quyết sự cố, cứu người (Khoản 2 Điều 29, Luật Kinh doanh tàu và phà du lịch).
- Người báo cáo tình trạng thảm họa (tức tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, thị trưởng, quận trưởng, giám đốc sở phòng cháy chữa cháy, giám đốc sở cảnh sát biển, người đứng đầu cơ quan quản lý thảm họa, hoặc người đứng đầu cơ quan đoàn thể quản lý các cơ sở trọng yếu và cơ bản của quốc gia) khi phát sinh thảm họa do bệnh truyền nhiễm quy định tại Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm lan rộng hay du nhập từ nước ngoài vào ở khu vực, trong phạm vi công việc, cơ sở mà bản thân có thẩm quyền thì phải báo cáo hay thông báo ngay lập tức về phương pháp ứng phó cấp cứu, tình hình khắc phục cho Bộ trưởng Bộ An toàn hành chính, người đứng đầu cơ quan chủ quản quản lý thảm họa có liên quan và tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, thị trưởng (Đoạn đầu của Khoản 1 Điều 20, Luật cơ bản về thảm họa và quản lý an toàn; Điểm 5 Điều 5.2, Thông tư hướng dẫn Luật cơ bản về thảm họa và quản lý an toàn).
- Người đứng đầu cơ quan chủ quản quản lý thảm họa có liên quan và tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, thị trưởng phải xác nhận, tổng hợp các vấn đề được báo cáo, rồi thông báo cho Bộ trưởng Bộ An toàn hành chính (Phần sau của Khoản 1 Điều 20, Luật cơ bản về thảm họa và quản lý an toàn).