VIETNAMESE

Phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
Khai báo bệnh truyền nhiễm
Khai báo bệnh truyền nhiễm của y bác sĩ
- Bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ y học cổ truyền phải báo cáo cho người đứng đầu cơ quan y tế trực thuộc nếu có một trong những sự việc sau (loại trừ các trường hợp bệnh truyền nhiễm cấp 4 thuộc đối tượng giám sát trọng điểm), chỉ đạo bệnh nhân và người sống cùng các phương pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm do Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật quy định (Nguyên tắc thuộc Khoản 1 Điều 11, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Trường hợp đã chẩn đoán bệnh nhân bệnh truyền nhiễm hay khám nghiệm tử thi của người đó
· Trường hợp đã chẩn đoán người có phản ứng lạ với tiêm chủng hay khám nghiệm tử thi của người đó
· Trường hợp bệnh nhân bệnh truyền nhiễm tử vong do bệnh truyền nhiễm thuộc loại bệnh truyền nhiễm cấp 1 đến cấp 3
· Trường hợp người bị nghi nhiễm bệnh từ chối kiểm tra mầm bệnh
※ Riêng những bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ y học cổ truyền không trực thuộc cơ quan y tế nào thì phải khai báo thông tin đó cho trưởng trạm y tế có thẩm quyền (Điều kiện Khoản 1 Điều 11, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Nhân viên trực thuộc cơ quan kiểm tra mầm bệnh truyền nhiễm theo Điều 16.2 「Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm」 nếu phát hiện bệnh nhân bệnh truyền nhiễm từ cấp 1 đến cấp 3 bằng phương pháp xét nghiệm phòng thí nghiệm thì phải báo cáo cho người đứng đầu cơ quan đó (Khoản 2 Điều 11 「Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm」 và Khoản 3 Điều 6 「Thông tư thi hành Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm」).
- Người đứng đầu cơ quan y tế nhận được báo cáo phải báo cho Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật hay trưởng trạm y tế ngay lập tức đối với trường hợp bệnh truyền nhiễm cấp 1, trong vòng 24 giờ đối với bệnh truyền nhiễm cấp 2, cấp 3, trong vòng 7 ngày đối với bệnh truyền nhiễm cấp 4 (Khoản 3 Điều 11, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Bác sĩ quân y trực thuộc lục quân, hải quân, không quân hay các đơn vị quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng phải báo cáo ngay cho thủ trưởng đơn vị trực thuộc khi phát sinh một trong những trường hợp nêu trên (loại trừ các trường hợp bệnh truyền nhiễm cấp 4 thuộc đối tượng giám sát trọng điểm theo Khoản 5 Điều 16, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm), thủ trưởng đơn vị nhận được phải báo cáo cho trưởng trạm y tế ngay lập tức đối với trường hợp bệnh truyền nhiễm cấp 1, trong vòng 24 giờ đối với bệnh truyền nhiễm cấp 2, cấp 3 (Khoản 4 Điều 11, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Cơ quan giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm theo Khoản 1 Điều 16, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm, nếu có vấn đề như sau phát sinh do bệnh truyền nhiễm cấp 4 thuộc đối tượng giám sát trọng điểm thì phải sử dụng mạng hệ thống thông tin y tế hoặc fax để đệ trình lên Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật hay trưởng trạm y tế có thẩm quyền ở địa phương có bệnh nhân bệnh truyền nhiễm hay nơi đặt cơ quan giám sát Giấy khai báo dành cho cơ quan giám sát trọng điểm (bao gồm giấy khai báo điện tử) (Khoản 5 Điều 11, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm và Khoản 4 Điều 6, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Đã chẩn đoán bệnh nhân bệnh truyền nhiễm hay khám nghiệm tử thi của người đó
· Trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm thuộc bệnh truyền nhiễm cấp 1 đến cấp 4
Nghĩa vụ khai báo bệnh truyền nhiễm của những đối tượng khác
- Trường hợp người thuộc một trong những đối tượng sau đây phát sinh bệnh truyền nhiễm được quy định trong Quy định của Bộ Y tế và Phúc lợi trong số những bệnh truyền nhiễm từ cấp 1 đến cấp 3 phải yêu cầu bác sĩ, nha sĩ, hay bác sĩ y học cổ truyền chẩn đoán hoặc khám nghiệm tử thi, hoặc khai báo với trưởng trạm y tế có thẩm quyền tại địa phương tương ứng (Khoản 1 Điều 12, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).

Những người có nghĩa vụ

khai báo khác

Bệnh truyền nhiễm được quy định trong Quy định của Bộ Y tế và Phúc lợi

√ Chủ hộ gia đình đang sống cùng các thành viên khác trong gia đình bình thường, nếu chủ hộ vắng mặt thì là thành viên đại diện

 

√ Người quản lý, kinh doanh hay đại diện của trường học, cơ sở phúc lợi xã hội, bệnh viện, cơ quan công quyền, công ty, sân khấu biểu diễn, nơi cầu nguyện, các phương tiện giao thông như tàu thuyền, máy bay, tàu hỏa, các loại văn phòng, nhà máy, nơi kinh doanh ăn uống, nơi kinh doanh dịch vụ lưu trú hay các địa điểm đông người tụ tập nhưnhà hộ sinh, nhà tắm công cộng, nơi hành nghề cắt tóc, cơ sở kinh doanh ngành làm đẹp

 

√ Dược sĩ, bác sỹ y học cổ truyền và người mở tiệm thuốc

√ Lao

√ Sởi

√ Dịch tả

√ Thương hàn

√ Phó thương hàn

√ Bệnh lỵ trực khuẩn

√ Xuất huyết đường ruột (E-coli),

√ Viêm gan A

- Cho dù không thuộc các đối tượng có nghĩa vụ khai báo như trên, nếu phát hiện bệnh nhân bệnh truyền nhiễm hay người nghi ngờ tử vong do bệnh truyền nhiễm cũng phải báo cho trưởng trạm y tế (Khoản 2 Điều 12, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Trường hợp khai báo phải khai báo ngay lập tức những điều sau cho trưởng trạm y tế bằng các hình thức như văn bản, nói trực tiếp, điện báo, điện thoại, hệ thống mạng trên máy vi tính (Khoản 3 Điều 12, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm và Điều 9, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Tên, địa chỉ, quan hệ với bệnh nhân bệnh truyền nhiễm hay người tử vong của người khai báo
· Tên, địa chỉ, nghề nghiệp của bệnh nhân bệnh truyền nhiễm hay người tử vong
· Triệu chứng chính và ngày phát bệnh của bệnh nhân bệnh truyền nhiễm hay người tử vong