VIETNAMESE

Phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
Khử trùng
Nghĩa vụ khử trùng
- Tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, quận trưởng phải thực hiện khử trùng theo tiêu chuẩn và phương pháp khử trùng để phòng chống bệnh truyền nhiễm, hoặc tiêu diệt chuột, côn trùng có hại (dưới đây gọi là “khử trùng”), có thể thành lập, điều hành đội sử dụng thiết bị khử trùng ở mỗi trạm y tế (Đoạn trước Khoản 1, Khoản 2 Điều 51, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 1 đến Khoản 3 Điều 36 và Phụ lục 5, 6, 「Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm」).
※ Phải tiến hành khử trùng một cách an toàn, giảm thiểu ảnh hưởng có hại đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người (Đoạn sau Khoản 1 Điều 51, 「Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm」).
- Người quản lý điều hành các cơ sở được quy định tại Điều 24, Nghị định về Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm, các cơ sở nhiều người cư trú hay sử dụng như nhà chung cư, nơi kinh doanh dịch vụ lưu trú phải thực hiện biện pháp khử trùng cần thiết cho phòng chống bệnh truyền nhiễm theo tiêu chuẩn số lần ở Phụ lục 7, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm (Khoản 3 Điều 51, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 4 Điều 36 và Phụ lục 7, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Người quản lý, điều hành cơ sở phải khử trùng như trên phải để cho người đã đăng ký ngành nghề khử trùng thực hiện khử trùng (Nguyên tắc thuộc Khoản 4 Điều 51, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Riêng với trường hợp người quản lý khu nhà theo Luật Quản lý nhà chung cư đã trang bị thiết bị khử trùng, thì người đó có thể trực tiếp khử trùng khu nhà chung cư mà mình quản lý (Nội dung ngoại lệ của Khoản 4 Điều 51, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Người không thực hiện khử trùng theo Khoản 3 Điều 51, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm có thể bị phạt tiền đến 1 triệu won (Điểm 3 Khoản 3 Điều 83, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
Ủy thác, thuê dịch vụ khử trùng
- Tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, quận trưởng có thể ủy thác việc khử trùng phòng dịch phòng chống bệnh truyền nhiễm cho cơ quan y tế và cơ quan, đoàn thể có liên quan đến y tế (Điểm 3 Khoản 1 Điều 23, Nghị định về Luật Y tế địa phương).
- Trường hợp tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, quận trưởng phải thực hiện khử trùng có thể sử dụng dịch vụ từ người hành nghề khử trùng (Điều 56, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Người muốn làm nghề khử trùng phải có cơ sở trang thiết bị, nhân sự theo Phụ lục 8, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm và phải khai báo với tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, quận trưởng (Khoản 1 Điều 52, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 1 Điều 37, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Người hành nghề khử trùng (nếu là pháp nhân thì là người đại diện pháp nhân) trong vòng 6 tháng kể từ ngày khai báo ngành nghề khử trùng phải đi học chương trình đào tạo về khử trùng theo Phụ lục 9, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm, và phải cho những người thực hiện công việc khử trùng đi học chương trình đào tạo về khử trùng (phải học bổ sung từ 1 lần trở lên cho đến ngày cuối cùng của tháng mà có ngày được tròn 3 năm kể từ ngày kết thúc khóa học ngay trước đó) (Khoản 1, Khoản 2 Điều 55, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm và Khoản 1, Khoản 2 Điều 41, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
※ Các cơ quan được Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật chỉ định thực hiện chương trình đào tạo về khử trùng cho người làm nghề khử trùng như trên, trường hợp Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật chỉ định cơ quan đào tạo thì phải cấp giấy chỉ định cơ quan đào tạo theo Phụ lục biểu mẫu số 30 của Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm (Khoản 3 Điều 41, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Người làm nghề khử trùng thực hiện khử trùng theo tiêu chuẩn và phương pháp quy định tại Phụ lục 5, 6 Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm, ghi chép lại các vấn đề liên quan đến khử trùng và phải lưu giữ ghi chép đó trong vòng 2 năm (Khoản 1 Điều 54, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 1, Khoản 3 Điều 40 và Phụ lục 5, Phụ lục 6, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
Các công trình phải khử trùng
- Các cơ sở dưới đây phải khử trùng để phòng chống bệnh truyền nhiễm (Điều 24, Nghị định Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 4 Điều 36 và Phụ lục 7 Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).

Phân loại các nơi

cần khử trùng

Số lần khử trùng

Từ tháng 4 đến tháng 9

Từ tháng 10 đến tháng 3

1. Nơi kinh doanh dịch vụ lưu trú theo Luật Quản lý vệ sinh công cộng (chỉ những nơi có từ 20 phòng nghỉ trở lên), nơi kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo Luật Chấn hưng du lịch

2. Nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống, tiếp khách có diện tích sàn từ 300m2 trở lên được quy định tại Điểm 8 Điều 21, Nghị định về Luật Vệ sinh thực phẩm (trừ mục E) (dưới đây gọi là “Nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống, tiếp khách”)

3. Xe buýt nột thành, xe buýt làng, xe buýt liên tỉnh, xe khách cho thuê nguyên chiếc, xe tang theo Luật Ngành kinh doanh xe vận tải hành khách; khí cụ bay theo Luật An toàn hàng không; sân bay theo Luật Kinh doanh hàng không; tàu chở khách theo Luật Vận tải đường biển; phòng chờ có diện tích sàn trên 300m2 theo Luật về cảng, tàu hỏa, ga, công trình liên quan đến ga theo Luật Kinh doanh đường sắt và Luật Đường sắt đô thị

4. Siêu thị lớn, cửa hàng chuyên bán mặt hàng nhất định, trung tâm mua sắm, trung tâm mua sắm tổng hợp và các điểm mua bán quy mô lớn khác theo Luật Phát triển ngành phân phối; chợ truyền thống theo Luật đặc biệt về phát triển chợ truyền thống và khu phố mua bán

 5. Cơ sở y tế cấp bệnh viện theo Điểm 3 Khoản 2 Điều 3, Luật Y khoa

1 lần trở lên/ 1 tháng

1 lần trở lên/ 2 tháng

6. Nơi cung cấp suất ăn tập thể theo Điểm 12 Điều 2, Luật Vệ sinh thực phẩm (chỉ áp dụng đối với nơi liên tục cung cấp bữa ăn cho từ 100 người trở lên trong 1 lần)

6.2 Doanh nghiệp thực phẩm kinh doanh ngành nghề cung cấp suất ăn theo Mục E Điểm 8 Điều 21, Nghị định về Luật Vệ sinh thực phẩm có diện tích sàn từ 300m2 trở lên

7. Ký túc xá theo Mục D Điểm 2 Phụ lục 1, Nghị định về Luật Kiến trúc

7.2. Nơi ở chung theo Mục A Điểm 8 Phụ lục 2, Nghị định về Luật về lắp đặt và quản lý thiết bị phòng cháy chữa cháy (Chỉ áp dụng đối với nơi có sức chứa 50 người trở lên)

8. Sân khấu biểu diễn theo Luật Biểu diễn (chỉ những nơi có từ 300 chỗ trở lên)

9. Trường học theo Điều 2, Luật Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở và Điều 2, Luật Giáo dục bậc cao

10. Trung tâm đào tạo có diện tích sàn từ 1.000m2 trở lên theo Luật Thành lập, vận hành trung tâm đào tạo, dạy và học ngoài giờ

11. Công trình kiến trúc làm văn phòng hay đa chức năng có diện tích sàn từ 2.000m2 trở lên

12. Nhà trẻ theo Luật Nuôi dạy trẻ dưới 6 tuổi và trường mẫu giáo theo Luật Giáo dục mầm non (chỉ những nhà trẻ, trường mẫu giáo có sức chứa 50 người trở lên)

1 lần trở lên/ 2 tháng

1 lần trở lên/ 3 tháng

13. Khu chung cư theo Luật Quản lý chung cư (chỉ những nơi có từ 300 hộ trở lên)

Từ 1 lần trở lên/ 3 tháng

Từ 1 lần trở lên/ 6 tháng