VIETNAMESE

Phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
Phòng chống bệnh truyền nhiễm
Biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm
- Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, thống đốc hoặc thị trưởng, quận trưởng phải thực hiện tất cả các biện pháp dưới đây hoặc một số biện pháp cần thiết để phòng chống bệnh truyền nhiễm (Điều 40, Luật cơ bản về Y tế y khoa và Khoản 1, Khoản 2 Điều 49, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Chặn một phần hoặc toàn bộ tuyến đường giao thông ở khu vực có thẩm quyền (phải thông báo trước cho người dân địa phương)
· Hạn chế hoặc cấm các hoạt động đông người như trình chiếu, hội họp, tế lễ (Phải thông báo trước cho người dân địa phương. Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi cũng có thể hạn chế hoặc cấm các hoạt động này để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm.)
· Yêu cầu tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch như đeo khẩu trang, lập danh sách người ra vào đối với người quản lý, người vận hành và người sử dụng cơ sở vật chất hoặc địa điểm có nguy cơ lan truyền bệnh lây nhiễm
· Yêu cầu tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch như đeo khẩu trang đối với người sử dụng các phương tiện vận tải có nguy cơ lan truyền bệnh lây nhiễm như xe buýt, tàu hỏa, thuyền, máy bay, v.v.
· Yêu cầu tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch như đeo khẩu trang trong khoảng thời gian và khu vực được ấn định do có nguy cơ lan truyền bệnh lây nhiễm
· Thực hiện khám sức khỏe, khám nghiệm hay giải phẫu tử thi
· Cấm buôn bán, thu nhận thực phẩm có rủi ro truyền nhiễm cao, hoặc ra lệnh tiêu hủy thực phẩm đó hay áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết khác
· Ra lệnh thực hiện các biện pháp phòng chống đối với những người tham gia tiêu hủy sống hoặc người phơi nhiễm bệnh truyền nhiễm từ động vật để phòng chống bệnh truyền nhiễm từ động vật
· Hạn chế hay nghiêm cấm hành vi chứa chấp, di chuyển các vật dụng có thể trở thành trung gian truyền nhiễm bệnh hoặc ra lệnh tiêu hủy, thiêu hủy hay sử dụng các biện pháp khác đối với các vật đó (phải thông báo trước cho người dân địa phương)
· Ra lệnh bố trí bác sĩ hay lắp đặt các thiết bị cần thiết cho phòng chống bệnh truyền nhiễm ở các phương tiện vận tải như tàu, máy bay, tàu hỏa, nhà máy, những nơi đông người khác
· Ra lệnh khử trùng các công trình, nơi chốn có liên quan đến vệ sinh dịch tễ chung hoặc các biện pháp cần thiết khác. Hoặc thêm mới, cải tạo, thay đổi, đóng cửa đường ống dẫn nước, đường nước thải, giếng, bãi rác, nhà vệ sinh hoặc cấm sử dụng những công trình đó (phải thông báo trước cho người dân địa phương và cung cấp nước uống trong thời gian cấm sử dụng)
· Ra lệnh diệt trừ hay lắp đặt thiết bị diệt trừ động vật trung gian lây truyền bệnh truyền nhiễm như chuột, côn trùng, sâu bệnh gây hại…
· Hạn chế hoặc nghiêm cấm bắt cá, bơi lội tại một số địa điểm nhất định hay hạn chế, cấm sử dụng các giếng nước nhất định (phải thông báo trước cho người dân địa phương và cung cấp nước uống trong thời gian cấm sử dụng)
· Cấm săn bắt hay gây giống những động vật là vật chủ trung gian của bệnh truyền nhiễm (phải thông báo trước cho người dân địa phương)
· Huy động toàn bộ nguồn lực nhân viên y tế, cơ sở hành nghề y tế và những người liên quan đến ngành y tế trong thời gian bệnh truyền nhiễm trở thành dịch
· Huy động các cơ sở như cơ sở lưu trú, viện đào tạo, giường bệnh của cơ quan y tế trong thời gian dịch bệnh lan truyền
· Ra lệnh khử trùng hay áp dụng các biện pháp cần thiết khác đối với tòa nhà bị lây nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm
· Bắt người nghi ngờ nhiễm bệnh truyền nhiễm nhập viện hoặc cách ly tại địa điểm thích hợp trong khoảng thời gian nhất định
※ Người vi phạm biện pháp xử lý cách ly hoặc nhập viện trong khoảng thời gian nhất định tại địa điểm phù hợp thì sẽ bị phạt tù kèm lao động công ích tối đa 1 năm hoặc phạt tiền tối đa 10 triệu won (Điểm 5 Khoản 79.3 「Luật về Phòng ngừa và Quản lý bệnh truyền nhiễm」).
- Tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố và thị trưởng, quận trưởng yêu cầu những người quản lý/điều hành/ người sử dụng ở cơ sở, nơi có nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm lập danh sách người ra vào và đeo khẩu trang…và có thể ra lệnh đóng cửa hoặc đình chỉ hoạt động các cơ sở liên quan trong thời gian không quá 3 tháng nếu như người quản lý/điều hành không tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch (Nội dung chính Khoản 3 Điều 49, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
※ Tuy nhiên, nếu đã nhận lệnh đình chỉ hoạt động mà vẫn tiếp tục hoạt động trong thời gian bị đình chỉ, phải ra lệnh đóng cửa địa điểm hoặc cơ sở liên quan (Điều kiện Khoản 3 Điều 49, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
※ Người quản lý/người điều hành đã được lệnh đóng cửa hoặc ngừng hoạt động địa điểm hoặc cơ sở phải tiến hành tuân thủ trừ khi có lý do chính đáng khác, và nếu như không tuân thủ lệnh đóng cửa mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tù (có lao động khổ sai) tối đa hai năm hoặc phạt tiền tối đa 20 triệu won (Khoản 4 Điều 49 và Điểm 3.3 điều 79, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
※ Trong trường hợp thị trưởng thành phố, tỉnh trưởng hay thị trưởng, quận trưởng đã ra lệnh đóng cửa địa điểm hay cơ sở xem xét cho rằng không cần thiết đóng cửa địa điểm hay cơ sở do đã cảnh báo nguy cơ hay thay đổi hướng dẫn chống dịch, có thể quyết định việc ngưng hay không đóng cửa sau khi thảo luận với Ủy ban địa phương theo Điều 11, Luật cơ bản về thiên tai và quản lý an toàn (Khoản 6 Điều 49, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
- Nếu người quản lý/điều hành tiếp tục hoạt động bất chấp lệnh đóng cửa nêu trên, thị trưởng thành phố, tỉnh trưởng hoặc tỉnh trưởng, quận trưởng có thể yêu cầu các công chức có liên quan thực hiện các biện pháp sau đây để đóng cửa địa điểm hoặc cơ sở (Khoản 5 Điều 49, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
· Gỡ bỏ bảng hiệu hoặc các bảng hiệu khác của địa điểm hoặc cơ sở liên quan
· Gắn bảng thông báo đây là địa điểm hoặc cơ sở bị đóng cửa theo lệnh đóng cửa địa điểm hoặc cơ sở tương ứng này
Mức phạt tiền hành chính khi vi phạm Hướng dẫn phòng chống dịch
- Người quản lý, người điều hành và người sử dụng khi có hành vi vi phạm các nội dung sau sẽ bị phạt tiền hành chính (Khoản 2 và Điểm 1 Khoản 4 Điều 83, Điểm 2.2, Điểm 2.3 Khoản 1 Điều 49, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Điều 33 và Mục h, Mục i Điểm 2 Phụ lục 3, Nghị định của Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).

Đối tượng

Hành vi vi phạm

Mức phạt tiền hành chính

Người quản lý, người điều hành (như Giám đốc, v.v) (Khoản 2 Điều 83, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm)

Người quản lý, người điều hành của địa điểm hay cơ sở có nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm không tuân thủ Hướng dẫn phòng chống dịch như điền danh sách khách ra vào và đeo khẩu trang, v.v

√ Vi phạm 1 lần: 500 nghìn won

√ Vi phạm 2 lần: 1 triệu won

√ Vi phạm từ 3 lần trở lên: 2 triệu won

Người sử dụng (khách hàng) (Điểm 1 Khoản 4 Điều 83, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm)

√ Người sử dụng địa điểm hay cơ sở có nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm không tuân thủ Hướng dẫn phòng chống dịch như điền danh sách khách ra vào và đeo khẩu trang, v.v

√ Người sử dụng các phương tiện vận chuyển có nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm như xe buýt, tàu hỏa, tàu thuyền, máy bay, v.v không tuân thủ Hướng dẫn phòng chống dịch như đeo khẩu trang, v.v

√ Vi phạm 1 lần: 100 nghìn won

√ Vi phạm từ 2 lần trở lên: 100 nghìn won