VIETNAMESE

Phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
Tiêm chủng
Tiêm chủng là gì?
- Tiêm chủng được phân loại thành tiêm chủng bắt buộc, tiêm chủng tạm thời, và tiêm chủng khác.
· Tiêm chủng bắt buộc là loại tiêm chủng được nhà nước khuyến cáo, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt Sejong hoặc thị trưởng, quận trưởng bắt buộc phải thực hiện thông qua các cơ quan y tế, trạm y tế có thẩm quyền đối với các loại bệnh sau (dưới đây gọi là “tiêm chủng bắt buộc”) (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 24, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 3 Điều 8, Luật đặc biệt về thành lập thành phố tự trị đặc biệt Sejong và Điều 1, Chỉ định bệnh truyền nhiễm cần tiêm chủng bắt buộc).

Bệnh truyền nhiễm

Đối tượng tiêm chủng

Thời kỳ tiêm chủng

Lao

(BCG, tiêm trong da)

Tất cả trẻ dưới 6 tuổi

Trong vòng 4 tuần sau sinh

Viêm gan B

Tất cả trẻ dưới 6 tuổi

Tiêm chủng căn bản 3 lần sau khi sinh 0, 1, 6 tháng tuổi (Nếu người mẹ dương tính với kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg), thì phải tiêm huyết thanh miễn dịch (HBIG) và tiêm mũi đầu viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể)

 

Bạch hầu

 

Tất cả trẻ dưới 6 tuổi

- Tiêm 3 mũi cơ bản vào tháng thứ 2, thứ 4, thứ 6 sau sinh

- Tiêm nhắc lại mỗi lần 1 mũi vào khoảng 15~18 tháng tuổi, và khoảng 4 đến 6 tuổi

- Khi 11~12 tuổi thì tiêm 1 lần vắc-xin Tdap hoặc Td

- Tiêm chủng cơ bản 3 mũi và tiêm nhắc lại khi 4~6 tuổi có thể dùng vắc-xin tổng hợp DTap-IPV.

 

 ※Khi tiêm riêng DTaP hoặc tiêm vắc-xin tổng hợp DTaP-IPV, nên tiêm vắc-xin của cùng một nhà sản xuất.

Uốn ván

Tất cả trẻ dưới 6 tuổi

- Tiêm 3 mũi cơ bản vào tháng thứ 2, thứ 4, thứ 6 sau sinh

- Tiêm nhắc lại mỗi lần 1 mũi vào khoảng 15~18 tháng tuổi, và khoảng 4 đến 6 tuổi

- Khi 11~12 tuổi thì tiêm 1 lần vắc-xin Tdap hoặc Td

- Tiêm chủng cơ bản 3 mũi và tiêm nhắc lại khi 4~6 tuổi có thể dùng vắc-xin tổng hợp DTap-IPV.

※ Khi tiêm riêng DTaP hoặc tiêm vắc-xin tổng hợp DTaP-IPV, nên tiêm vắc-xin của cùng một nhà sản xuất.

Ho gà

Tất cả trẻ dưới 6 tuổi

- Tiêm 3 mũi cơ bản vào tháng thứ 2, thứ 4, thứ 6 sau sinh

- Tiêm nhắc lại mỗi lần 1 mũi vào khoảng 15~18 tháng tuổi, và khoảng 4 đến 6 tuổi

- Khi 11~12 tuổi thì tiêm 1 lần vắc-xin Tdap hoặc Td

- Tiêm chủng cơ bản 3 mũi và tiêm nhắc lại khi 4~6 tuổi bằng vắc-xin tổng hợp DTap-IPV.

※ Khi tiêm riêng DTaP hoặc tiêm vắc-xin tổng hợp DTaP-IPV, nên tiêm vắc-xin của cùng một nhà sản xuất.

Bại liệt

Tất cả trẻ dưới 6 tuổi

- Tiêm 3 mũi cơ bản vào tháng thứ 2, thứ 4, thứ 6 sau sinh (mũi thứ 3 vào tháng thứ 6 đến 18)

- Tiêm nhắc lại 1 lần khi 4~6 tuổi

※ Có thể dùng vắc-xin hỗn hợp DTap-IPV cho tiêm chủng bại liệt.

※ Nếu đã dùng vắc-xin DTap-IPV để tiêm chủng ban đầu thì nên dùng cùng loại vắc-xin cho các lần sau.

Bệnh Haemophilus influenzae tuýp b (Hib)

- Trẻ 2~59 tháng tuổi

- Trẻ em trên 5 tuổi có nguy cơ cao nhiễm Hib xâm lấn (bệnh hồng cầu hình liềm, sau phẫu thuật cắt bỏ lá lách, giảm miễn dịch do điều trị ung thư, bệnh máu trắng, nhiễm HIV, thiếu miễn dịch thể dịch…)

- Trường hợp nhiễm Hib ở độ tuổi dưới 2 tuổi.

- Tiêm 3 mũi cơ bản vào tháng thứ 2, thứ 4, thứ 6 sau sinh

- Tiêm nhắc lại 1 lần vào khoảng 12~15 tháng tuổi sau sinh

Phế cầu khuẩn

- Vắc-xin cộng hợp protein (PVC10, PVC13)

· Trẻ từ 2 đến 59 tháng tuổi

· Trẻ em, thanh thiếu niên từ 2 tháng đến 18 tuổi có nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn cao

- Vắc-xin polysaccharide (PPSV23)

· Trẻ em từ 2 tuổi trở lên, đến người lớn 64 tuổi có nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn cao

· Người già từ 65 tuổi trở lên

- Vắc-xin cộng hợp protein (PVC10, PVC13): Tiêm 3 mũi cơ bản vào tháng thứ 2, thứ 4, thứ 6 sau sinh,

- Tiêm nhắc lại vào khoảng 12~15 tháng tuổi

※ Khuyến cáo không tiêm xen kẽ PVC10, PVC13

- Vắc-xin polysaccharide (PPSV23)

- Người từ 65 tuổi trở lên tiêm chủng 1 lần

- Trường hợp phẫu thuật cắt bỏ lá lách, cấy ghép ốc tai, điều trị ung thư hay điều trị bằng cách ức chế miễn dịch thì tiêm chủng trước đó ít nhất 2 tuần

Sởi

Tất cả trẻ dưới 6 tuổi

Tiêm 1 lần vào khoảng 12~15 tháng tuổi sau sinh và 1 lần vào khoảng 4~6 tuổi

Quai bị

Tất cả trẻ dưới 6 tuổi

Tiêm 1 lần vào khoảng 12~15 tháng tuổi sau sinh và 1 lần vào khoảng 4~6 tuổi

Sởi Đức (rubella)

Tất cả trẻ dưới 6 tuổi

Tiêm 1 lần vào khoảng 12~15 tháng tuổi sau sinh và 1 lần vào khoảng 4~6 tuổi

Thủy đậu

Tất cả trẻ dưới 6 tuổi

Tiêm 1 lần vào khoảng 12~15 tháng tuổi sau sinh

Viêm não Nhật Bản

(Vắc-xin bất hoạt)

Tất cả trẻ dưới 6 tuổi

- Từ 12~23 tháng tuổi sau sinh, tiêm 2 lần cách nhau 7~30 ngày, tiêm lần 3 sau 12 tháng tiêm lần 2

- Tiêm 1 lần vào năm 6 tuổi và 1 lần năm 12 tuổi

※ Vắc-xin bất hoạt cho viêm não Nhật Bản có 2 loại là vắc-xin bất hoạt nuôi cấy từ tế bào não của chuột và vắc-xin bất hoạt nuôi cấy từ tế bào Vero. Khuyến cáo không tiêm xen kẽ 2 loại này.

Viêm não Nhật Bản

(Vắc-xin giảm độc lực)

Tất cả trẻ dưới 6 tuổi

Tiêm 1 lần vào khoảng 12~23 tháng tuổi sau sinh, tiêm lần 2 sau 12 tháng tiêm lần 1

※ Khuyến cáo không tiêm xen kẽ vắc-xin bất hoạt và vắc-xin giảm động lực đối với viêm não Nhật Bản.

Cúm

- Người bệnh phổi mãn tính, người bệnh tim mãn tính

- Người mắc các bệnh mãn tính đang được điều trị, chăm sóc tại các cơ sở tập trung như trung tâm bảo trợ xã hội.

- Người bệnh gan mãn tính, người bệnh thận mãn tính, bệnh thần kinh – cơ bắp, bệnh máu – u nang, bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch suy giảm (người uống thuốc ức chế hệ miễn dịch), trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi đang uống aspirin

- Người già từ 65 tuổi trở lên

- Người hành nghề y

- Người cùng cư trú với người có bệnh mãn tính, thai/sản phụ, người già từ 64 tuổi trở lên

- Người chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng

- Thai/sản phụ

- Người từ 50~64 tuổi

- Trẻ từ 6~59 tháng tuổi

- Người hoạt động trong cơ quan ứng phó với SARS, cúm gia cầm

- Người làm trong nông trại gà, vịt, heo và người có liên quan

10~12 tháng

Thương hàn

- Người tiếp xúc gần với người có khuẩn thương hàn (gia đình…)

- Người cư trú hoặc du lịch đến vùng có dịch thương hàn

- Người làm việc liên quan đến khuẩn thương hàn

Trẻ em từ 5 tuổi trở lên tiêm 1 lần. 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần

(Đối với trẻ em từ 2 đến dưới 5 tuổi, quyết định tùy theo yếu tố dịch tễ và rủi ro phơi nhiễm thương hàn)

Sốt xuất huyết kèm theo suy thận do virus Hanta

- Những người có rủi ro lây virus Hanta do nghề nghiệp như quân nhân, nông dân…

- Người làm trong phòng thí nghiệm có sử dụng virus Hanta hay thí nghiệm trên chuột

- Người được cho là có rủi ro lây nhiễm riêng lẻ cao, ví dụ như người hay hoạt động ngoài trời

Tiêm 2 lần cách nhau 1 tháng, sau đó 12 tháng tiêm thêm 1 lần.

Viêm gan A

- Người lớn trong độ tuổi 20~30 chưa từng tiêm chủng hay chưa từng nhiễm viêm gan A

- Trường hợp đi du lịch đến nước (khu vực) phát sinh nhiều bệnh nhân viêm gan A

- Người tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan A

- Người làm việc trong phòng thí nghiệm về virus viêm gan A

- Quân nhân, người làm trong ngành y, người làm ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống

- Người bị bệnh máu đông

- Người bị bệnh gan mãn tính

- Người nghiện ma túy

- Nam giới đồng tính luyến ái

Tiêm lần 1 vào khoảng 12~23 tháng tuổi, sau 6 đến 12 tháng (hay 6 đến 18 tháng) tiêm lần 2

Nhiễm trùng HPV sinh dục

- Trẻ em gái 12 tuổi

Tiêm 2 mũi cách nhau 6 tháng

Nhiễm vi rút Rota nhóm A

Trẻ sơ sinh từ 2 đến 6 tháng tuổi

Mũi tiêm đầu tiên được hoàn thành trước 15 tuần tuổi (tất cả các mũi tiêm chủng được hoàn thành trước 8 tháng tuổi)

· Tiêm chủng tạm thời: tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt Sejong hoặc thị trưởng, quận trưởng phải thực hiện thông qua các trạm y tế có thẩm quyền đối với các trường hợp sau (Khoản 1 Điều 25, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 3 Điều 8, Luật đặc biệt về thành lập thành phố tự trị đặc biệt Sejong).
√ Trường hợp Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật yêu cầu tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt Sejong hoặc thị trưởng, quận trưởng thực hiện tiêm chủng để phòng chống bệnh truyền nhiễm
√ Trường hợp tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt Sejong hoặc thị trưởng, quận trưởng công nhận cần phải tiêm chủng để phòng chống bệnh truyền nhiễm
· Tiêm chủng khác là loại tiêm chủng có thể thực hiện ở các cơ quan y tế nằm ngoài sự tài trợ của nhà nước, bao gồm các loại như lao phổi (BCG, tiêm trong da), virus rota, viêm màng não mô cầu khuẩn, bệnh zona.
- Lưu trữ và báo cáo hồ sơ tiêm chủng
· Nếu tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt Sejong hoặc thị trưởng, huyện trưởng, quận trưởng thực thi tiêm chủng bắt buộc, tiêm chủng tạm thời thì phải ghi chép, lưu trữ hồ sơ thực hiện tiêm chủng, và phải báo cáo nội dung đó cho tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt Sejong hoặc thị trưởng, quận trưởng và Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (Khoản 1 Điều 28, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 1 Điều 23, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 3 Điều 8, Luật đặc biệt về thành lập thành phố tự trị đặc biệt Sejong).
· Nếu người không phải là tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt Sejong hoặc thị trưởng, quận trưởng thực thi tiêm chủng thì phải ghi chép về tiêm chủng vào Báo cáo và ghi chép thực thi tiêm chủng, và phải nộp Báo cáo và ghi chép thực thi tiêm chủng cho tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng, quận trưởng (Khoản 2 Điều 28, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Phụ lục biểu mẫu số 17, Khoản 2 Điều 23, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 3 Điều 8, Luật đặc biệt về thành lập thành phố tự trị đặc biệt Sejong).
Xác nhận hoàn thành tiêm chủng
- Tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt Sejong hoặc thị trưởng, quận trưởng (quận trưởng quận tự trị) có thể yêu cầu hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cơ sở nộp báo cáo kiểm tra về việc hoàn tất tiêm chủng theo Điều 10, Luật Y tế học đường (Khoản 1 Điều 31, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 3 Điều 8, Luật đặc biệt về thành lập thành phố tự trị đặc biệt Sejong).
· Hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cơ sở trong vòng 90 ngày kể từ khi học sinh mới nhập học phải lấy giấy chứng nhận tiêm chủng từ tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt Jeju, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt Sejong hoặc thị trưởng, quận trưởng (trưởng quận tự trị), kiểm tra xem đã hoàn tất tất cả các loại tiêm chủng, sau đó phải nhập liệu lên Chương trình thông tin giáo dục (Khoản 1 Điều 10, Luật Y tế học đường; Khoản 3 Điều 8, Luật đặc biệt về thành lập thành phố tự trị đặc biệt Sejong; Khoản 3 Điều 9, Luật đặc biệt về tỉnh tự trị đặc biệt Jeju và hình thành đô thị tự do quốc tế).
· Hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cơ sở phải chỉ đạo để các học sinh mới nhập học chưa tiêm chủng đủ các loại theo kết quả kiểm tra ở trên đi tiêm chủng, nếu cần thiết có thể yêu cầu trạm y tế có thẩm quyền hỗ trợ tiêm chủng (Khoản 2 Điều 10, Luật Y tế học đường).
- Tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt Sejong hoặc thị trưởng, quận trưởng để kiểm tra việc tiêm chủng của trẻ dưới 6 tuổi, có thể yêu cầu hiệu trưởng trường mầm non theo “Luật Giáo dục mầm non”, hiệu trưởng nhà trẻ theo “Luật Nuôi dạy trẻ dưới 6 tuổi” xác nhận “Giấy chứng nhận tiêm chủng của trẻ dưới 6 tuổi” của trẻ đã được tiêm chủng (Khoản 2 Điều 31, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Điều 25, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 3 Điều 8, Luật đặc biệt về thành lập thành phố tự trị đặc biệt Sejong).
· Hiệu trưởng nhà trẻ định kỳ hàng năm có thể kiểm tra tình hình tiêm chủng của trẻ dưới 6 tuổi bằng Chương trình quản lý tổng hợp tiêm chủng theo Điều 33.4, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm (Nội dung chính Khoản 1 Điều 31.3, Luật Nuôi dạy trẻ dưới 6 tuổi).
※ Riêng đối với trường hợp lần đầu tiên nuôi dạy trẻ dưới 6 tuổi thì phải kiểm tra trong vòng 30 ngày kể từ ngày thực hiện nuôi dạy (Điều kiện Khoản 1 Điều 31.3, Luật Nuôi dạy trẻ dưới 6 tuổi).
· Hiệu trưởng nhà trẻ có thể yêu cầu người bảo hộ đưa các trẻ dưới 6 tuổi chưa tiêm chủng theo kết quả kiểm tra trên đi tiêm chủng, trường hợp cần thiết có thể yêu cầu trạm y tế có thẩm quyền hỗ trợ tiêm chủng (Khoản 2 Điều 31.3, Luật Nuôi dạy trẻ dưới 6 tuổi).
· Hiệu trưởng nhà trẻ phải ghi chép và quản lý việc đã hoàn thành tiêm chủng hay chưa và những nội dung cụ thể vào Sổ quản lý sinh hoạt nhà trẻ để quản lý và kiểm tra việc tiêm chủng của trẻ (Khoản 3 Điều 31.3, Luật Nuôi dạy trẻ dưới 6 tuổi).
- Tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt Sejong hoặc thị trưởng, quận trưởng kiểm tra việc giao nộp ghi chép kiểm tra hoàn thành tiêm chủng và kết quả thực tế về tiêm chủng ở trẻ dưới 6 tuổi. Nếu có trẻ dưới 6 tuổi, học sinh chưa hoàn tất tiêm chủng thì phải ra chỉ thị để trẻ em và học sinh đó đi tiêm chủng (Khoản 3 Điều 31, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm; Khoản 3 Điều 8, Luật đặc biệt về thành lập thành phố tự trị đặc biệt Sejong).