VIETNAMESE

Phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là gì?
Khái niệm bệnh truyền nhiễm
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm cấp 1, bệnh truyền nhiễm cấp 2, bệnh truyền nhiễm cấp 3, bệnh truyền nhiễm cấp 4, bệnh truyền nhiễm cấp 5, bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm thuộc đối tượng giám sát của Tổ chức y tế thế giới (WHO), bệnh truyền nhiễm khủng bố sinh học, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh lây nhiễm từ động vật, bệnh truyền nhiễm liên quan đến y tế. (Điểm 1 Điều 2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm).
Các loại bệnh truyền nhiễm
- Có các loại bệnh truyền nhiễm như sau (Điểm 2 đến Điểm 12 Điều 2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm và Điểm 1, Phân loại bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi quy định).

Phân loại

Khái niệm

Loại bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm cấp 1

 

 

Bệnh truyền nhiễm khủng bố sinh học hay có tỉ lệ tử vong cao, hoặc có nguy cơ lây theo nhóm, do đó phải khai báo ngay lập tức khi xuất hiện hoặc xảy ra dịch, bệnh truyền nhiễm cần mức độ cách ly cao như cách ly phòng áp lực âm (cũng bao gồm các bệnh truyền nhiễm được Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thảo luận cùng Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi để ra quy định và được dự đoán sẽ xâm nhập, lan nhanh trong nước, do đó cần phòng ngừa, quản lý cấp bách)

Sốt xuất huyết do vi rút Ebola, Lassa hoặc Marburg, sốt xuất huyết Crimean–Congo, sốt siêu vi Nam Mỹ, sốt thung lũng Rift, đậu mùa, dịch hạch, bệnh than, ngộ độc thịt do botulinum, bệnh sốt thỏ, hội chứng bệnh truyền nhiễm mới nổi, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), cúm gia cầm ở người, cúm A H1N1 và bạch hầu

 

Bệnh truyền nhiễm cấp 2

 

 

Dựa theo khả năng lây lan, là bệnh truyền nhiễm phải khai báo trong vòng 24 giờ khi phát sinh hoặc xảy ra dịch cần cách ly (cũng bao gồm các bệnh truyền nhiễm được Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thảo luận cùng Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi để ra quy định và được dự đoán sẽ xâm nhập, lan nhanh trong nước, do đó cần phòng ngừa, quản lý cấp bách)

Lao phổi, thủy đậu, sởi, dịch tả, thương hàn, phó thương hàn, bệnh lỵ trực khuẩn, xuất huyết đường ruột (E-coli), viêm gan A, ho gà, quai bị, bệnh sởi Đức (Rubella), bại liệt, viêm màng não mô cầu khuẩn, bệnh Haemophilus influenzae tuýp b, nhiễm phế cầu khuẩn, bệnh phong, sốt tinh hồng nhiệt (ban đỏ), tụ cầu vàng kháng vancomycin (VRSA) và nhiễm vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem (CRE), Viêm gan E, COVID-19 và bệnh thủy đậu

Bệnh truyền nhiễm cấp 3

 

 

Bệnh truyền nhiễm cần được giám sát liên tục khi phát sinh, cần phải khai báo trong vòng 24h khi phát sinh hoặc có dịch (cũng bao gồm các bệnh truyền nhiễm được Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thảo luận cùng Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi để ra quy định và được dự đoán sẽ xâm nhập, lan nhanh trong nước, do đó cần phòng ngừa, quản lý cấp bách)

Uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, viêm gan C, sốt rét, bệnh lê dương (legionella), nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus, sốt phát ban, sốt phát ban do chuột, bệnh Sốt mò (Orientia tsutsugamushi), bệnh xoắn khuẩn vàng da, bệnh do brucella, bệnh dại, sốt xuất huyết kèm theo suy thận do virus Hanta, hội chứng nhiễm virus làm suy giảm miễn dịch ở người (AIDS), bệnh Creutzfeldt-Jakob, bệnh Creutzfeldt-Jakob biến thể, sốt vàng, sốt xuất huyết, sốt Q, sốt Tây sông Nin, bệnh Lyme, viêm não do ve truyền, bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore), sốt chikungunya, hội chứng sốt giảm tiểu cầu (SFTS), nhiễm virus Zika

Bệnh truyền nhiễm cấp 4

Là những bệnh không thuộc bệnh truyền nhiễm từ cấp 1 đến cấp 3, cần điều tra, khảo sát lấy mẫu để biết có dịch hay không

Cúm, giang mai, bệnh giun đũa, bệnh giun tóc, bệnh giun kim, bệnh sán lá gan, bệnh sán lá phổi, bệnh sán lá ruột, bệnh tay chân miệng, bệnh lậu, bệnh do chlamydia, bệnh hạ cam, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, nhiễm khuẩn cầu ruột kháng Vancomycin (VRE), tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA), nhiễm trực khuẩn mủ xanh đa kháng (MRPA), nhiễm vi khuẩn acinetobacter baumannii đa kháng (MRAB), nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng hô hấp cấp tính, nhiễm ký sinh trùng du nhập từ hải ngoại, nhiễm enterovirus, nhiễm HPV sinh dục

Bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng

Bệnh truyền nhiễm phát sinh do bị nhiễm ký sinh trùng

Bệnh giun đũa, bệnh giun tóc, bệnh giun kim, bệnh sán lá gan, bệnh sán lá phổi, bệnh sán lá ruột và nhiễm ký sinh trùng du nhập từ hải ngoại

Bệnh truyền nhiễm thuộc đối tượng giám sát của Tổ chức y tế thế giới (WHO)

 

 

Là bệnh được Tổ chức y tế thế giới quy định là đối tượng cần theo dõi để đề phòng tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, được Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật công bố

Đậu mùa, bại liệt, cúm A H1N1, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), dịch tả, dịch hạch thể phổi, sốt vàng, sốt xuất huyết do virus, sốt Tây sông Nin

Bệnh truyền nhiễm khủng bố sinh học

 

 

Bệnh truyền nhiễm phát sinh do mầm bệnh được dùng vì mục đích khủng bố hay do cố ý, được Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật công bố

Bệnh than, ngộ độc thịt do botulinum, dịch hạch, bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola, Lassa hoặc Marburg, đậu mùa, bệnh sốt thỏ

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

 

 

Bệnh truyền nhiễm lây lan do tiếp xúc đường tình dục, được Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật công bố

Giang mai, lậu, bệnh do chlamydia, bệnh hạ cam, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà

Bệnh truyền nhiễm từ động vật

 

 

Bệnh truyền nhiễm phát sinh do mầm bệnh lây lan giữa người và động vật, được Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật công bố

Xuất huyết đường ruột (E-coli), viêm não Nhật Bản, bệnh do brucella, bệnh than, bệnh dại, cúm gia cầm, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), bệnh Creutzfeldt-Jakob biến thể, sốt Q, lao

Bệnh truyền nhiễm liên quan đến y tế

 

 

Bệnh truyền nhiễm phát sinh trong quá trình bệnh nhân hay sản phụ đang được chăm sóc y tế, do đó cần được giám sát, và được Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật công bố

Tụ cầu vàng kháng vancomycin (VRSA), nhiễm khuẩn cầu ruột kháng Vancomycin (VRE), tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA), nhiễm trực khuẩn mủ xanh đa kháng (MRPA), nhiễm vi khuẩn acinetobacter baumannii đa kháng (MRAB), vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem (CRE)