VIETNAMESE

Gia đình đa văn hóa
Bảo vệ nạn nhân bạo hành gia đình
Bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo hành gia đình
- Người kết hôn nhập cư bị bạo hành gia đình được bảo vệ, hỗ trợ như sau từ nhà nước và tổ chức tự trị địa phương (Khoản 3 và Khoản 4 Điều 8, Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa).
· Sử dụng cơ sở bảo hộ và Trung tâm tư vấn bạo hành gia đình có dịch vụ thông dịch tiếng nước ngoài
· Dịch vụ cần thiết như hỗ trợ hành chính và tư vấn luật, thông dịch khi xác nhận sự thật và cho lời khai, tường trình để nạn nhân không bị đứng trên lập trường bất lợi do thiếu thông tin về hệ thống pháp luật và khó khăn trong giao tiếp với trường hợp kết thúc quan hệ hôn nhân do bạo hành gia đình
Khai báo bạo hành gia đình
- Chuyên gia hoặc giám đốc trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa, người môi giới hôn nhân quốc tế theo Bộ luật về quản lý doanh nghiệp môi giới hôn nhân trong quá trình làm việc, khi biết được hành vi bạo hành gia đình, nếu không có lý do chính đáng phải khai báo ngay lên cơ quan điều tra (Điểm 4 và Điểm 5 Khoản 2 Điều 4, Luật đặc biệt về xử phạt tội phạm bạo hành gia đình).
※ Người thuộc các đối tượng trên, nếu không khai báo khi biết được hành vi bạo hành gia đình trong quá trình làm việc mà không có lí do chính đáng, bị phạt 3 triệu won (Điểm 1 Điều 66, Luật đặc biệt về xử phạt tội phạm bạo hành gia đình).
- Bất kỳ ai cũng không được gây bất lợi cho người khai báo bạo hành gia đình như trên vì lí do khai báo (Khoản 4 Điều 4, Luật đặc biệt về xử phạt tội phạm bạo hành gia đình).
Khởi kiện người phạm tội
- Nạn nhân bạo hành gia đình (sau đây gọi là "Nạn nhân") hay người đại diện pháp luật của nạn nhân có quyền khởi kiện người có hành vi bạo hành gia đình. Trường hợp người đại diện pháp luật của nạn nhân chính là người có hành vi bạo hành gia đình, hoặc cùng kết hợp gây ra hành vi bạo hành gia đình thì gia đình của nạn nhân có thể tiến hành khởi kiện (Khoản 1 Điều 6, Luật đặc biệt về xử phạt tội phạm bạo hành gia đình).
- Nạn nhân có thể khởi kiện đối tượng bạo hành gia đình dù là trực hệ trên (ông bà v.v) của bản thân hay vợ/chồng. Tương tự khi người đại diện pháp luật khởi kiện (Khoản 2 Điều 6, Luật đặc biệt về xử phạt tội phạm bạo hành gia đình).
- Trường hợp nạn nhân không có người đại diện pháp luật hay gia đình giúp khởi kiện, người quan tâm đến nạn nhân có thể đăng ký và công tố viên phải chỉ định người khởi kiện trong vòng 10 ngày (Khoản 3 Điều 6, Luật đặc biệt về xử phạt tội phạm bạo hành gia đình).
Hỗ trợ nhập học cho con của nạn nhân bạo hành gia đình
- Nạn nhân hay thành viên gia đình cùng sống với nạn nhân (người đang được bảo hộ và nuôi dưỡng từ nạn nhân là đối tượng thuộc Điểm 2 Điều 2, Luật đặc biệt về xử phạt tội phạm bạo hành gia đình, sau đây được gọi là "Nạn nhân") nếu là trẻ em sẽ được hỗ trợ khi cần nhập học tại địa phương ngoài nơi cư trú (bao gồm nhập học, tái nhập học và chuyển trường) (Khoản 1 Điều 4.4, Bộ luật phòng chống bạo hành gia đình và bảo vệ nạn nhân).
※ Trẻ em là người dưới 18 tuổi (Điểm 4 Điều 2, Bộ luật phòng chống bạo hành gia đình và bảo vệ nạn nhân).
Nghiêm cấm xử lý bất lợi cho nạn nhân
- Người đang tuyển dụng nạn nhân, bất cứ là ai cũng không được sa thải hay có hành động gây bất lợi khác vì lí do nạn nhân bị bạo hành gia đình theo Luật đặc biệt về xử phạt tội phạm bạo hành gia đình (Điều 4.5, Bộ luật phòng chống bạo hành gia đình và bảo vệ nạn nhân).
Gia hạn thời gian lưu trú
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp chấp thuận gia hạn thời gian lưu trú cho đến khi kết thúc thủ tục bảo vệ quyền lợi với trường hợp người nước ngoài là vợ/chồng của công dân Hàn Quốc đang bị xét xử của tòa án, điều tra từ cơ quan điều tra hay quản chế khác theo pháp luật do hành vi bạo hành gia đình theo Điểm 1 Điều 2, Luật đặc biệt về xử phạt tội phạm bạo hành gia đình. Sau khi hết thời hạn gia hạn lưu trú này, nếu được công nhận cần hồi phục thêm sẽ được gia hạn thêm (Điều 25.2, Luật quản lý xuất nhập cảnh).