VIETNAMESE

Khởi nghiệp và điều hành cửa hàng cà phê
Thận trọng khi trực tiếp nhập khẩu và bán hạt cà phê, v.v.
Thận trọng khi trực tiếp nhập khẩu hạt cà phê, v.v.
- Gia tăng số lượng cửa hàng cà phê nhập khẩu hạt cà phê, v.v. mà không cần nhận nguồn cung từ các nhà cung cấp khác để bán cà phê mới rang. Bất cứ ai có ý định đích thân nhập khẩu và bán hạt cà phê cá nhân, v.v. đều phải nộp tờ khai nhập khẩu theo 「Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」.
Tờ khai nhập khẩu hạt cà phê, v.v.
- Nộp tờ khai nhập khẩu
· Trường hợp thực thể kinh doanh có ý định nhập khẩu (bao gồm nộp tờ khai nhập khẩu theo ủy quyền) thực phẩm, v.v. cho mục đích bán hàng hoặc cho mục đích sử dụng để kinh doanh thì thực thể đó phải nộp tờ khai nhập khẩu thực phẩm nhập khẩu liên quan, v.v. lên người đứng đầu Văn phòng An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Khu vực có thẩm quyền về thủ tục thông quan thực phẩm nhập khẩu, v.v. cùng với các tài liệu sau (Điều 20(1) 「Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」 và phần đầu Điều 27(1) 「Quy tắc Thực thi Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」).
√ Tờ khai nhập khẩu thực phẩm nhập khẩu, v.v (Mẫu trong Tài liệu Đính kèm Số 25 Quy tắc Thực thi 「Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」)
√ Một giấy gói được in bằng tiếng Hàn (bao gồm kèm theo giấy gói có in nhãn bằng tiếng Hàn) hoặc tài liệu đề cập đến nội dung bằng tiếng Hàn
√ Một báo cáo xét nghiệm hay kiểm tra do cơ quan xét nghiệm hay kiểm tra nước ngoài cấp thông qua kiểm tra chi tiết (chỉ áp dụng đối với thực phẩm nhập khẩu, v.v. phải chịu kiểm tra chi tiết theo Đoạn 2(c) Bảng Đính kèm 9 「Quy tắc Thực thi Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」
√ Bất kỳ tài liệu nào sau đây [thực phẩm biến đổi gen, v.v. (đề cập đến thực phẩm đã được đánh giá an toàn là nông sản, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản, v.v. được trồng hoặc nuôi bằng cách sử dụng bất kỳ kỹ thuật di truyền nào được nêu theo Điều 12-2(1) 「Luật Vệ sinh An toàn Thực phẩm」 hoặc thực phẩm được sản xuất hoặc chế biến bằng các sản phẩm như nguyên liệu thô) chỉ áp dụng cho các thực phẩm sẽ tuân theo ghi nhãn GMO, nhưng không được ghi nhãn thực phẩm GMO)]
(a) Một giấy chứng nhận phân phối riêng (đề cập tới tài liệu chứng minh rằng thực phẩm nhập khẩu, v.v. đã được quản lý tách biệt với thực phẩm biến đổi gen trong các quy trình xử lý bao gồm mua hạt giống, sản xuất, lưu trữ, phân loại, vận chuyển và giao hàng)
(b) Một giấy chứng nhận được chính phủ của quốc gia sản xuất công nhận là có cùng hiệu lực như giấy chứng nhận phân phối riêng
(c) Báo cáo xét nghiệm và kiểm tra cho thấy thực phẩm nhập khẩu không bắt buộc phải được dán nhãn là thực phẩm biến đổi gen, v.v. được cấp bởi tổ chức xét nghiệm và kiểm tra theo quy định hoặc xem là theo chỉ định theo Điều 6 và 8 「Luật Xét nghiệm và Kiểm tra trong Ngành Thực phẩm và Dược phẩm」
√ Một bản tuyên bố lý do thiết lập ngày hết hạn hoặc tuyên bố lý do gia hạn cho ngày hết hạn (chỉ áp dụng cho thực phẩm nhập khẩu mang nhãn hiệu OEM, v.v.)
√ Kế hoạch xuất khẩu (kế hoạch cụ thể sau khi nhập khẩu vào Hàn Quốc sẽ được nêu rõ và chỉ áp dụng đối với thực phẩm nhập khẩu, v.v. được nhập khẩu để mua lại ngoại tệ theo 「Luật Ngoại thương」)
√ Một bản sao văn bản phê duyệt hoặc giấy phép, như giấy phép kinh doanh hoặc một bản sao báo cáo các mặt hàng sản xuất (chỉ áp dụng cho thực phẩm nhập khẩu, v.v. được nhập khẩu làm nguyên liệu thô để mua lại ngoại tệ hoặc làm nguyên liệu thô sản xuất các sản phẩm của nhà nhập khẩu theo 「Luật Ngoại thương」, không bao gồm các tài liệu được xác minh thông qua máy tính)
Một giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy chứng nhận kiểm tra (chỉ áp dụng cho thủy sản được nhập khẩu từ nước xuất khẩu mà Hàn Quốc đã ký kết thỏa thuận, v.v. liên quan đến giấy chứng nhận đính kèm, ngoại trừ trường hợp có thể kiểm tra giấy chứng nhận được cấp tại cơ quan thông tin xuất nhập khẩu thông qua mạng thông tin được Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm & Dược phẩm công nhận)
√ Một giấy chứng nhận sức khỏe xuất khẩu (chỉ áp dụng cho các sản phẩm chăn nuôi)
√ Một bản sao giấy chứng nhận chứng nhận thực phẩm được chứng nhận halal hoặc sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận halal (chỉ áp dụng cho ghi nhãn hoặc quảng cáo thực phẩm được chứng nhận halal hoặc sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận halal)
√ Các tài liệu sau đây được Bộ trưởng Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm xem là cần thiết để đảm bảo an toàn cho thực phẩm nhập khẩu, v.v.
(a) Một giấy chứng nhận được cấp bởi chính phủ của nước sản xuất chứng nhận sử dụng nguyên liệu thô từ động vật nhai lại khỏe mạnh không bị mắc bệnh bò điên
(b) Báo cáo kiểm tra dư lượng điôxin (chỉ áp dụng khi nhập khẩu muối được xử lý nhiệt)
(c) Các tài liệu khác được Bộ trưởng Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm đăng trên trang chủ Internet của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm theo thông tin nguy hiểm, chẳng hạn như các tài liệu do chính phủ của nước xuất khẩu cấp
- Thời hạn kê khai
· Trong những trường hợp đó, người đó có thể khai báo nhập khẩu trước tối đa 5 ngày trước ngày đến dự kiến của thực phẩm nhập khẩu, v.v. và trong trường hợp quan trọng, chẳng hạn như cảng đến được báo cáo trước, ngày đến dự kiến, nơi hàng hóa được đưa vào và ngày dự kiến hàng hóa được đưa vào, được thay đổi thì người đó sẽ báo cáo ngay các chi tiết bằng văn bản (Phần sau Điều 27(1) Quy tắc Thực thi 「Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」)
- Hình phạt khi vi phạm
· Bất kỳ người nào được yêu cầu nộp tờ khai nhập khẩu nhưng không nộp sẽ bị phạt tù không quá 5 năm hoặc bị xử phạt mức tiền không quá 50 triệu won, hoặc có thể bị phạt tù lẫn phạt tiền nói trên (Điều 42 Điểm 2「Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」).
Tờ khai nhập khẩu của đại lý thu mua trên mạng Internet
- Trường hợp thực thể kinh doanh tham gia kinh doanh thu mua thực phẩm nhập khẩu trực tuyến, v.v. theo ủy quyền dự định khai báo nhập khẩu, họ sẽ nộp tờ khai nhập khẩu (bao gồm cả tờ khai nhập khẩu dưới dạng điện tử) của thực phẩm nhập khẩu, v.v. thu mua trên mạng Internet theo ủy quyền theo Mẫu trong Tài liệu Đính kèm Số 26 Quy tắc Thực thi 「Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」) lên người đứng đầu Văn phòng An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Khu vực có thẩm quyền đối với nơi thông quan thực phẩm nhập khẩu, v.v. Điều 27(2) Quy tắc Thực thi 「Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」).
Trách nhiệm của người khai nhập khẩu
- Người có ý định nộp tờ khai nhập khẩu hoặc người đã nộp tờ khai nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về an toàn và chất lượng thực phẩm, v.v. mà họ nhập khẩu và sẽ không tham gia bất kỳ hành vi nào sau đây (Điều 20(2) 「Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」).
· Hành vi nộp tờ khai nhập khẩu bằng cách gian lận hoặc các phương tiện không phù hợp khác
· Sử dụng hoặc bán thực phẩm nhập khẩu, v.v. cho các mục đích khác với nội dung đã được khai báo trong tờ khai nhập khẩu; tuy nhiên, những điều đã nói ở trên sẽ không được áp dụng khi người đã đăng ký sản xuất hoặc chế biến thực phẩm hoặc sản xuất phụ gia thực phẩm, hoặc đã thông báo bắt đầu kinh doanh về sản xuất đồ chứa đựng hoặc bao bì, hoặc người lấy được giấy phép kinh doanh chế biến sản phẩm chăn nuôi, và kinh doanh xử lý và đóng gói thịt lấy được chấp thuận thay đổi mục đích sau khi người đó đã nộp tờ khai nhập khẩu thực phẩm nhập khẩu, v.v. làm nguyên liệu tho để sản xuất sản phẩm riêng của mình.
· Hành vi nhập khẩu lại thực phẩm nhập khẩu, v.v. được trả lại cho nước xuất khẩu hoặc đưa đến nước khác sau khi bị xử lý do không tuân thủ theo kết quả kiểm tra
· Hành vi vi phạm bất kỳ điều kiện nào trong tờ khai nhập khẩu nào theo phần sau Điều 21(1) 「Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」
· Hành vi nộp tờ khai nhập khẩu thực phẩm nhập khẩu, v.v. vi phạm các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật theo Điều 7 「Luật Vệ sinh An toàn Thực phẩm」, Điều 14 「Luật Thực phẩm Y tế Chức năng」 và Điều 4 「Luật Kiểm soát Vệ sinh An toàn Sản phẩm Chăn nuôi」
- Người vi phạm bất kỳ trách nhiệm nào của người khai báo nhập khẩu sẽ bị xử phạt tù không quá 5 năm hoặc xử phạt tiền không quá 50 triệu won, hoặc có thể bị phạt cả phạt tù lẫn phạt tiền (Điều 42 Điểm 3「Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」)
Các loại kiểm tra nhập khẩu và thực phẩm đòi hỏi phải kiểm tra như vậy
- Trường hợp người đứng đầu Văn Phòng An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Khu vực nhận được tờ khai nhập khẩu (trừ trường hợp thuộc Điều 29.2 (1) 「Quy tắc Thực thi Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」)thì người đó sẽ tiến hành kiểm tra thực phẩm nhập khẩu liên quan, v.v. theo các phương pháp kiểm tra được quy định trong Bảng đính kèm 9 Quy tắc Thực thi 「Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」 và khi thấy kết quả kiểm trả phù hợp, người đó sẽ cấp giấy chứng nhận xác nhận tờ khai nhập khẩu thực phẩm nhập khẩu, v.v. (bao gồm cả chứng nhận xác nhận dưới dạng điện tử) trong Mẫu trong Tài liệu Đính kèm Số 28 「Quy tắc Thực thi Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」 cho người đã khai báo nhập khẩu (Điều 21(5) 「Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」 và Điều 30(1)「Quy tắc Thực thi Luật Đặc biệt về Kiểm soát An toàn Thực phẩm Nhập khẩu」).