VIETNAMESE

Thuê và cho thuê nhà ở
Năng lực phản kháng
Khái niệm và điều kiện của Năng lực phản kháng
- “Năng lực phản kháng” là năng lực pháp lý có thể quyết định nội dung thuê và cho thuê của bên thuê đối với bên thứ 3, tức bên tiếp nhận nhà thuê, người thừa kế quyền thuê, ngoài ra là bên có quan hệ lợi hại liên quan đến việc thuê nhà (Khoản 1 Điều 3 「Luật bảo hộ thuê và cho thuê nhà」).
- Dù không đăng ký thuê và cho thuê, bên thuê có Năng lực phản kháng sau khi ① Chuyển nhượng nhà và ② Kết thúc đăng ký chứng minh nhân dân (Khoản 1 Điều 3 「Luật bảo hộ thuê và cho thuê nhà」).
Chuyển nhượng nhà
- “Chuyển nhượng nhà” là chuyển nhượng sự chiếm hữu, hay là quyền quản lý thực về nhà ở được chuyển rời từ bên cho thuê sang bên thuê.
Đăng ký chứng minh nhân dân và đăng ký cư trú
- Thời điểm đăng ký cư trú được xem như đăng ký chứng minh nhân dân (Khoản 1 Điều 3 「Luật bảo hộ thuê và cho thuê nhà」).
- Đăng ký cư trú là việc toàn bộ hoặc một phần của bên thuộc về một gia đình khai báo với chủ tịch thành phố·chủ tịch quận·huyện về nơi cư trú mới sau khi di dời nơi cư trú, bên có nghĩa vụ khai báo như bên đứng đầu gia đình đó phải đăng ký cư trú trong vòng 14 ngày trở lại sau ngày chuyển đến nơi cư trú mới (Điều 10, Điều 11 và Khoản 1 Điều 16 「Luật đăng ký chứng minh nhân dân」).
Thời điểm phát sinh Năng lực phản kháng
- Bên thuê sẽ có năng lực phản đối liên quan đến chủ thể thứ 3 sau khi chuyển nhượng nhà và kết thúc đăng ký chứng minh nhân dân, thời điểm đăng ký cư trú được xem như đăng ký chứng minh nhân dân (Khoản 1 Điều 3 「Luật bảo hộ thuê và cho thuê nhà」).