VIETNAMESE

Chế độ trợ cấp thôi việc
Đăng ký Tiền thanh toán thay
Đối tượng đăng ký Tiền thanh toán thay
- "Tiền thanh toán thay" là chế độ mà Bộ trưởng Bộ lao động chi trả thay cho người sử dụng lao động bất kể Điều 469 trong 「Luật dân sự」liên quan đến thanh toán nợ của người thứ 3 khi người lao động đã nghỉ việc yêu cầu được chi trả tiền lương, trợ cấp lương thôi việc, trợ cấp tạm ngừng kinh doanh và trợ cấp trong thời gian nghỉ trước và sau khi sinh chưa được nhận do người sử dụng lao động quyết định tuyên bố phá sản hoặc quyết định bắt đầu quá trình tái thiết (Khoản 1 Điều 7, Điểm 3 Điều 2「Luật bảo đảm bồi thường tiền lương」 và Điều 5「Nghị định luật bảo đảm bồi thường tiền lương」).
- Người lao động đã làm việc trên 6 tháng tại doanh nghiệp có áp dụng bảo hiểm tai nạn lao động, sau đó nghỉ làm do doanh nghiệp hay dự án tuyên bố phá sản, quyết định bắt đầu quá trình tái thiết, nghỉ làm trước 1 năm của ngày đăng ký tiến trình phá sản thực tế (lấy ngày nghỉ việc làm chuẩn) thì trong thời hạn ba năm người lao động có thể đăng ký thanh toán thay cho khoản nợ lương, v.v (sau đây gọi là "tiền thanh toán thay") (Nguồn: Bộ Lao động việc làm).
Q. Có cách nào để nhận Trợ cấp lương thôi việc và tiêu chí xác định trợ cấp thôi việc nếu không thể xác nhận từ người sử dụng lao động việc doanh nghiệp bị phá sản?
A. Tiêu chí xác định trợ cấp thôi việc và cách để nhận Trợ cấp lương thôi việc tùy theo sự phá sản của doanh nghiệp như sau

Phân loại

Nội dung

Tiêu chí xác định trợ cấp thôi việc

 

▪  Giấy xác nhận ngừng hoạt động của doanh nghiệp (cơ quan thuế ban hành)

▪  Hồ sơ xác nhận mất điều kiện thuộc chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động yêu cầu bồi thường (tham khảo tài liệu về việc mất điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp)

▪  Hồ sơ có thể xác nhận việc người lao động đã xin việc tại công ty khác (Xác nhận việc có đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp, giấy chứng nhận đang đi làm vv)

▪  Nếu không thể xác nhận các trường hợp kể trên Bộ trưởng Bộ lao động sẽ yêu cầu người lao động nộp giấy xác nhận thôi việc, và sẽ xử lý sau khi đã gọi điện cho doanh nghiệp và bộ phận nhân hoặc các nhân viên khác để xác nhận.

Cách chi trả đối với

chương trình trợ Lương thôi việc xác định

▪  Dựa trên dữ liệu cuối cùng nhận được từ doanh nghiệp, người lao động được thanh toán dựa theo thu nhập (khấu trừ thuế trên số tiền thanh toán)

▪  Thông báo cho doanh nghiệp chi tiết số tiền trợ cấp cho người lao động

Cách chi trả đối với

chương trình Lương thôi việc xác định theo mức đóng

▪  Thanh toán số tiền tích lũy của người lao động (khấu trừ thuế trên số tiền thanh toán)

▪  Nếu khoản trích nộp chưa được thanh toán thì phải thông báo điều này cho người lao động

Cách đăng ký Tiền thanh toán thay
- Người muốn nhận Tiền thanh toán thay phải nộp đơn yêu cầu chi trả trong thời hạn được phân loại như sau (Tham khảo Khoản 7 Điều 7「Luật bảo đảm bồi thường tiền lương」, từ Điểm 1 đến Điểm 3 Khoản 1 Điều 9 「Nghị định luật bảo đảm bồi thường tiền lương」và Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 「Thông tư luật bảo đảm bồi thường tiền lương」).

Phân loại

Cách thức và thời hạn đăng ký

Tiền thanh toán thay do phá sản

Tiền thanh toán thay cho trường hợp đã quyết định tuyên bố phá sản, bắt đầu quá trình tái thiết và Bộ trưởng Bộ lao động công nhận không có năng lực chi trả các khoản như tiền lương, v.v vẫn chưa chi trả

Thông qua Sở Lao động và Việc làm địa phương có thẩm quyền nộp đơn lên Cơ quan Phúc lợi xã hội trong vòng 2 năm kể từ ngày công bố phá sản hoặc được công nhận là phá sản

Tiền thanh toán thay đơn giản

Tiền thanh toán theo phán quyết cuối cùng, lệnh chi trả, điều đình hoặc quyết định, v.v yêu cầu chi trả các khoản nợ lương, v. mà chủ doanh nghiệp vẫn chưa thanh toán cho người lao động

Nộp lên Cơ quan phúc lợi lao động trong vòng 1 năm kể từ ngày có phán quyết, v.v

Tiền thanh toán thay cho trường hợp Bộ trưởng Bộ lao động cấp cho người lao động "Giấy xác nhận của chủ doanh nghiệp về các khoản nợ lương, v.v" để chứng minh cho việc chủ doanh nghiệp chậm trả lương và các khoản nợ lương, v.v, chủ doanh nghiệp cũng đồng xác nhận các khoản chưa thanh toán này

Nộp đơn lên Cơ quan Phúc lợi xã hội trong vòng 6 tháng kể từ ngày "Giấy xác nhận của chủ doanh nghiệp về các khoản nợ lương, v.v" được cấp lần đầu tiên