VIETNAMESE

Chế độ trợ cấp thôi việc
Cho vay thế chấp và rút tạm thời Trợ cấp lương thôi việc
Cho vay thế chấp và rút tạm thời trợ cấp trợ cấp thôi việc
- Người sử dụng lao động có thể cho thế chấp quyền hưởng Trợ cấp lương thôi việc trong giới hạn 50/100 số tiền tích lũy theo từng cá nhân nếu người lao động có các lí do và điều kiện sau. Trong trường hợp này công ty bảo hiểm [trường hợp Chế độ quỹ trợ cấp thôi việc doanh nghiệp vừa & nhỏ là Tổ chức phúc lợi lao động theo Điều 10「Luật bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động」] phải hỗ trợ để có thể cho vay thế chấp tiền trợ cấp (Khoản 2 Điều 7「Luật đảm bảo Trợ cấp thôi việc cho người lao động」, Điều 2「Lệnh thi hành Luật đảm bảo Trợ cấp thôi việc cho người lao động」 「Quyết định lí do, điều kiện, số tiền tối đa được bảo đảm thanh toán tạm ứng quyền hưởng Chế độ trợ cấp thôi việc」).
· Trường hợp người tham gia không có nhà ở mua nhà với danh nghĩa của bản thân
· Trường hợp người tham gia không có nhà chịu khoản tiền thuê nhà theo điều 303 Luật dân sự và khoản tiền đặt cọc theo điều 3-2 luật bảo hộ thuê nhà
※ Trong trường hợp này người tham gia chỉ được thực hiện 1 lần trong thời gian làm việc tại 1 công ty
· Trường hợp người tham gia chịu chi phí y tế theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 118.5 「Thông tư thi hành Luật Thuế thu nhập」 vì bị bệnh hay bị thương cho người cần điều trị trên 6 tháng tương ứng với một trong các mục sau
√ Bản thân người tham gia
√ Vợ/ chồng của người tham gia
√ Thành viên gia đình phụ thuộc của bản thân hay vợ/ chồng của người tham gia (thành viên gia đình phụ thuộc theo Điểm 3 Khoản 1 Điều 50「Luật thuế」)
· Trường hợp người tham gia nhận được thông báo phá sản theo「Luật về phục hồi chức năng con nợ và phá sản」trong thời hạn 5 năm tính ngược kể từ ngày cho thế chấp
· Trường hợp người tham gia nhận được thông báo bắt đầu quy trình khôi phục theo「Luật về phục hồi chức năng con nợ và phá sản」trong thời hạn 5 năm tính ngược kể từ ngày cho thế chấp
· Trường hợp người tham gia phải chịu chi phí tang lễ, phí hôn lễ hoặc học phí đại học cho những người liên quan đến một trong số sau
√ Bản thân người tham gia
√ Vợ hoặc chồng người tham gia
√ Thành viên gia đình phụ thuộc của vợ hoặc chồng hoặc người tham gia
· Trường hợp tiền lương của người lao động giảm do người sử dụng lao động tạm ngừng kinh doanh
√ Trường hợp tiền lương tháng (dưới đây gọi là “tháng tiêu chuẩn”) của tháng có thời gian ngừng công việc tạm thời giảm từ 30% trở lên so với tiền lương trung bình của 3 tháng liền kề trước đó hay tiền lương tháng của người tự kinh doanh tháng trước tháng có ngày bắt đầu tạm ngưng công việc (được hiểu là doanh số bán hàng) theo Điểm 1 Điều 17, Nghị định Luật Đảm bảo trợ cấp thôi việc cho người lao động
√ Trường hợp tiền lương của tháng tiêu chuẩn bị giảm từ 30% trở lên so với tiền lương trung bình tháng của năm ngay trươc năm có tháng tiêu chuẩn
· Trường hợp bị thiệt hại như sau do thiên tai thuộc các điểm của Điều 66 Khoản 1, Luật Cơ bản quản lý an toàn và thiên tai
√ Trường hợp thiệt hại do mất mát, hư hỏng một nửa hoặc toàn bộ ngôi nhà hoặc một nửa trong vùng xảy ra thiên tai [nhà cửa ở đây là cơ sở vật chất người phụ thuộc cùng cư trú sinh sống với người lao động (bao gồm vợ/chồng) theo Điều 50 Khoản 1 Điểm 3, Luật Thuế thu nhập, vợ/chồng, người tham gia bảo hiểm]
√ Trường hợp vợ/chồng của người tham gia bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm (bao gồm cả vợ/chồng) theo Điều 50 Khoản 1 Điểm 3, Luật Thuế thu nhập và người phụ thuộc cùng cư trú sinh sống bị mất tích
√ Trường hợp người tham gia bảo hiểm bị thiệt hại, phải nhập viện điều trị từ 15 ngày trở lên do thiên tai
Rút tạm thời lương hưu
- Người tham gia tham gia Chế độ Lương thôi việc xác định theo mức đóng, nếu phát sinh lí do dưới đây thì có thể rút vốn dự trữ giữa chừng. (Điều 22「Luật bảo đảm trợ cấp thôi việc cho người lao động」và Điều 14 「Luật thi hành Luật bảo đảm trợ cấp thôi việc cho người lao động」).
· Trường hợp người lao động là người không sở hữu nhà ở mua nhà bằng tên của bản thân
· Trường hợp người tham gia là người không sở hữu nhà ở chịu tiền đặt cọc theo Điều 3-2「Luật bảo vệ thuê nhà ở」hoặc Tiền thuê nhà theo năm theo Điều 303 「Luật dân sự」với mục đích cư trú.
※ Trường hợp này, người tham gia chỉ được rút một lần trong thời gian làm việc ở một doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh.
· Trường hợp bị thiệt hại như sau do thiên tai thuộc các điểm Điều 66 Khoản 1, Luật Cơ bản quản lý an toàn và thiên tai
√ Trường hợp thiệt hại do mất mát, hư hỏng toàn bộ nhà hoặc nửa nhà trong vùng xảy ra thiên tai [nhà cửa ở đây là cơ sở vật chất người phụ thuộc cùng cư trú sinh sống với người lao động (bao gồm vợ/chồng) theo Điều 50 Khoản 1 Điểm 3, Luật Thuế thu nhập, vợ/chồng, người tham gia bảo hiểm]
√ Trường hợp vợ/chồng của người tham gia bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm (bao gồm cả vợ/chồng) theo Điều 50 Khoản 1 Điểm 3, Luật Thuế thu nhập và người phụ thuộc cùng cư trú sinh sống bị mất tích
√ Trường hợp người tham gia bảo hiểm bị thiệt hại, phải nhập viện điều trị từ 15 ngày trở lên do thiên tai
· Trong trường hợp người tham gia phải chi trả chi phí y tế cho bệnh tật hoặc thương tật của người cần điều dưỡng tương ứng với một trong các trường hợp sau trên 6 tháng và khoản chi trả vượt quá 125 phần 1 nghìn tổng số tiền lương năm của bản thân người đó.
√ Bản thân người tham gia
√ Vợ / chồng của người tham gia
√ Thành viên gia đình phụ thuộc của vợ / chồng đó hoặc người tham gia
· Trường hợp nếu người tham gia bị tuyên bố phá sản theo 「Luật phá sản và phục hồi tư cách đối tượng vay nợ」 trong vòng 5 năm tính ngược từ ngày đăng kí rút tạm thời
· Trong trường hợp người tham gia nhận được quyết định bắt đầu thủ tục phục hồi cá nhân theo「Luật phá sản và phục hồi tư cách đối tượng vay nợ」 trong vòng 5 năm tính ngược từ ngày đăng kí rút tạm thời
· Trường hợp tương ứng với lý do do Bộ trưởng Bộ Tuyển dụng & Lao động quy định và thông báo, là trường hợp cung cấp đảm bảo quyền lợi nhận trợ cấp của chế độ hưu trí và người tham gia bảo hiểm đã được vay sẽ phải trả nợ gốc và lãi của khoản vay đó.
※ Trường hợp rút số tiền tích lũy nửa chừng vì những lý do trên, số tiền rút sẽ nhỏ hơn số tiền cần để trả nợ gốc và lãi của khoản vay.