VIETNAMESE

Chế độ trợ cấp thôi việc
Nghĩa vụ của Người sử dụng lao động
Nghĩa vụ tuân thủ Chế độ trợ cấp thôi việc
- Người sử dụng lao động phải tuân thủ theo luật định, quy ước trợ cấp thôi việc hoặc hợp đồng quy chuẩn quỹ trợ cấp thôi việc doanh nghiệp vừa & nhỏ để đảm bảo quản lí ổn định tiền trợ cấp thôi việc của người tham gia (Khoản 1 Điều 32「Luật bảo đảm trợ cấp thôi việc cho người lao động」và Điều 31「Luật thi hành Luật bảo đảm trợ cấp thôi việc cho người lao động」).
· Bằng cách đánh giá toàn diện năng lực và tính chuyên môn về toàn bộ Chế độ trợ cấp thôi việc, phán đoán rồi lựa chọn công ty bảo hiểm thôi việc có thể cung cấp được các dịch vụ liên quan, có nghiệp vụ quản lí tài sản, quản lí điều hành.
※ Trong trường hợp người sử dụng lao động của doanh nghiệp luôn sử dụng 300 lao động trở lên có sự thay đổi về công ty bảo hiểm thôi việc hoặc đăng kí điều khoản trợ cấp thôi việc thì phải trình đơn giải trình lí do thay đổi công ty bảo hiểm thôi việc cho Bộ trưởng Bộ lao động việc làm.
· Cung cấp cho tổ chức phúc lợi lao động hoặc công ty bảo hiểm thôi việc (cơ quan quản lý chung trong trường hợp đã ký kết hợp đồng liên quan đến công việc quản lý vận hành với nhiều công ty bảo hiểm thôi việc theo Khoản 6 Điều 4 「Thông tư thi hành Luật Bảo đảm trợ cấp thôi việc cho người lao động」) các tài liệu cần thiết như thỏa thuận tập thể, quy tắc lao động, hợp đồng lao động, bảng lương để tính toán các khoản phải trả và kiểm tra xem công ty có khả năng trả lương theo Điều 16 「Luật Bảo đảm trợ cấp thôi việc cho người lao động」 hay không.
· Hợp tác với công ty bảo hiểm thôi việc hoặc cơ quan chuyên môn để có thể thực hiện đào tạo tập thể trong trường hợp cần ủy thác đào tạo cho người tham gia.
· Khi lựa chọn hoặc hay đổi cơ quan quản lý chung, phải thông báo sự thật đó cho công ty bảo hiểm thôi việc chịu trách nhiệm thực hiện công việc quản lý vận hành trong vòng 7 ngày kể từ ngày lựa chọn hoặc hay đổi.
Nghĩa vụ đào tạo về trợ cấp thôi việc
- Người sử dụng lao động đã chọn Chế độ trợ cấp thôi việc chi trả xác định hoặc Chế độ trợ cấp thôi việc đóng góp xác định phải đào tạo người tham gia ít nhất một năm một lần về tình hình hoạt động Chế độ trợ cấp thôi việc của doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 32 「Luật bảo đảm trợ cấp thôi việc cho người lao động」và Khoản 1 Điều 32 「Luật thi hành Luật bảo đảm trợ cấp thôi việc cho người lao động」).

Phân loại

Nội dung đào tạo

Nội dung chung

▪  Đặc điểm và sự khác biệt của từng chế độ theo từng loại lương, điều kiện cung và cầu, số tiền lương ...

▪  Các vấn đề liên quan đến hoạt động Chế độ trợ cấp thôi việc của doanh nghiệp như khoản vay thế chấp, thanh toán tạm thời và lãi suất quá hạn...

▪  Các vấn đề liên quan đến tiền lương trở thành tiêu chuẩn tính các khoản mà doanh nghiệp phải nộp hay tiền lương  

▪  Các vấn đề liên quan đến thủ tục chi trả lương khi nghỉ việc và chuyển tiền tích lũy vào tài khoản người đăng ký tự chịu phí khi đăng ký Chế độ trợ cấp thôi việc dạng cá nhân tự đóng hoặc Chế độ quỹ trợ cấp thôi việc doanh nghiệp vừa & nhỏ

▪  Các vấn đề liên quan đến hệ thống đánh thuế như thuế thu nhập trợ cấp thôi việc, thuế trợ cấp trợ cấp thôi việc

▪  Phương pháp xử lí trong trường hợp gián đoạn hoặc xóa bỏ Chế độ trợ cấp thôi việc của doanh nghiệp

▪  Các vấn đề liên quan đến tầm quan trọng của kế hoạch khi về già và các nguyên tắc chung của quản lí nợ công, quản lí tài sản được xem xét dựa vào tuổi nghề, độ tuổi, tài sản, thu nhập của người tham gia.

Trường hợp chọn Lương thôi việc xác định

▪  Tình hình nộp các khoản thanh toán trong 3 năm gần đây

▪  Mức lương tiêu chuẩn theo từng loại lương

▪  Tình hình vốn dự trữ so với vốn tiêu chuẩn thấp nhất của cuối năm trước

▪  Lên kế hoạch và thi hành nếu lập kế hoạch an toàn hóa tài chính

▪  Các vấn đề khác liên quan đến tình hình quản lí vốn dự trữ, mục tiêu quản lí...

Trường hợp chọn Lương thôi việc xác định theo mức đóng

▪  Tình hình nộp tiền, thời điểm nộp tiền, mức thanh toán các khoản nộp của người sử dụng lao động.

▪  Các vấn đề liên quan đến quy định tiêu chuẩn và hợp đồng tiêu chuẩn trong trường hợp Chế độ trợ cấp thôi việc xác định phần đóng góp có dự tham gia của 2 người sử dụng lao động trở lên.

▪  Các vấn đề liên quan đến nguyên tắc đầu tư để có thể ổn định hoạt động của vốn dự trữ như đầu tư đa ngành...

▪  Các vấn đề liên quan đến cơ cấu lợi nhuận theo từng phương pháp hoạt động vốn tích lũy, giá tiêu chuẩn bán hàng, nguy cơ đầu tư và lệ phí như quỹ đầu tư tín thác mà công ty bảo hiểm thôi việc  đưa ra.

Biện pháp chống giảm trợ cấp hưu trí xác định
- Chủ lao động đang triển khai chương trình trợ cấp hưu trí phải thông báo trước cho người lao động khi có khả năng giảm trợ cấp hưu trí và phải thực hiện các biện pháp cần thiết thông qua việc bàn bạc với đại diện người lao động để chống giảm trợ cấp hưu trí ví dụ như thay đổi thành chế độ lương hưu dạng đóng góp xác định hoặc chế độ quỹ lương hưu của doanh nghiệp vừa & nhỏ,hoặc cải thiện các tiêu chí tính trợ cấp hưu trí (Điều 32(5) 「Luật Bảo đảm Phúc lợi Nghỉ hưu cho Người lao động」)
· Khi chủ động muốn thực hiện một hệ thống để thay đổi lương của người lao động dựa trên độ tuổi, thâm niên và mức lương và mở rộng hoặc bảo đảm tuổi nghỉ hưu của người lao động thông qua các thỏa ước tập thể, quy định lao động, v.v.;
· Khi chủ lao động thống nhất với người lao động rằng người lao động có thể tiếp tục làm việc trong 3 tháng hoặc hơn tùy thuộc vào việc giờ làm việc giảm 1 giờ trở lên mỗi ngày hoặc 5 giờ trở lên mỗi tuần;
· Khi lương của người lao động giảm do giảm số giờ làm việc;
· Các trường hợp khác được quy định trong Quy định Thi hành Luật Bảo đảm Phúc lợi Nghỉ hưu cho Người lao động
- Chủ lao động không thông báo cho người lao động rằng trợ cấp hưu trí có thể bị giảm hoặc không thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng chống giảm trợ cấp hưu trí sẽ bị phạt không quá năm triệu won