VIETNAMESE

Người kết hôn nhập cư
Hỗ trợ phí chăm sóc con cái cho gia đình đa văn hóa
Đối tượng hỗ trợ
- Trong số các trẻ em thuộc gia đình đa văn hóa theo Điểm 1 Điều 2 「Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa」, trẻ em từ 0 ~ 5 tuổi trước khi vào học tiểu học được nhận hỗ trợ khoản phí chăm sóc trẻ em đa văn hóa. (Tham khảo 「Hướng dẫn công tác nuôi dạy trẻ năm 2023」, Bộ Y tế và Phúc lợi).
- Những người nhập cư kết hôn của gia đình đa văn hóa (bao gồm cả những người nhập cư kết hôn (kể cả những người đã nhận được giấy xác nhận hoặc nhập quốc tịch) theo Điểm 1 Điều 2 「Luật hỗ trợ gia đình đa văn hoá」 và con cái được sinh ra giữa vợ cũ hoặc chồng cũ không phải là con của một công dân Hàn Quốc theo Điều 2 đến 4 của 「Luật Quốc tịch」 thì cũng có thể được hỗ trợ nếu cùng sống như một thành viên trong gia đình đa văn hóa. Tuy nhiên, chỉ những trẻ em có quốc tịch Hàn Quốc mới có thể nộp đơn.
- Trẻ thuộc đối tượng đến tuổi vào học tiểu học (ngày sinh từ 1.1 ~ 31.12.2016) nhưng muốn hoãn nhập học có thể tái đăng ký nhận hỗ trợ phí chăm sóc trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, hỗ trợ phí chăm sóc trẻ 5 tuổi hoãn nhập học này chỉ được đăng ký 1 lần, và thời hạn hỗ trợ chương trình học Nuri chung cũng không được vượt quá tổng 3 năm.
Tiêu chí lựa chọn
- Được hỗ trợ mà không dựa trên tiêu chuẩn thu nhập của người bảo hộ.
- Người nhập cư kết hôn của gia đình đa văn hóa (kể cả những người đã nhận được giấy phép nhập quốc tịch) theo Điểm 1 Điều 2 của 「Luật Hỗ trợ gia đình đa văn hóa」 và con cái sinh ra giữa người được cấp quốc tịch Hàn Quốc theo quy định Điều 2 đến 4 của「Luật Quốc tịch」bất kể có cùng một thế hệ hay không vẫn có thể được hỗ trợ.
- Tuy nhiện, lệ phí giữ trẻ đa văn hóa không áp dụng cho những người di dân kết hôn thuộc bất kỳ một trong những trường hợp sau đây.
·Trong trường hợp trực hệ phía trên không có mục đích lưu trú lâu dài ở nước ngoài , Người nam giới được sinh ra, mang nhiều quốc tịch nước ngoài nhưng từ bỏ quốc tịch Hàn Quốc, mang quốc tịch nước ngoài để trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự .
· Trường hợp nam công dân Hàn Quốc bị mất quốc tịch Hàn Quốc do nhập quốc tịch nước ngoài để trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự .
· Theo Điểm 2 Khoản 2 「Bộ luật về việc xuất nhập cảnh và tình trạng pháp lý của kiều bào ở nước ngoài」kiều bào mang quốc tịch ngoại quốc cư trú ở nước ngoài dưới 15 năm
- 「Người nhập cư kết hôn của gia đình đa văn hóa (kể cả những người đã nhận được giấy phép nhập quốc tịch) theo Điểm 1 Điều 2 của「Luật Hỗ trợ gia đình đa văn hóa」, và theo quy định từ Điều 2 đến Điều 4 「Luật quốc tịch」, trường hợp con cái được sinh ra giữa người vợ trước hoặc chồng trước chứ không phải là con của người được cấp quốc tịch Hàn Quốc, có thể nhận được hỗ trợ trong trường hợp con cái đang cùng sinh sống cùng một thế hệ với gia đình đa văn hóa, và có thể xin hỗ trợ trong giới hạn trẻ em mang quốc tịch Hàn Quốc.
Giấy tờ phải nộp
- Khi lựa chọn đối tượng hỗ trợ, mối quan hện gia đình được xác nhận thông qua Happy E-mail (Sổ hộ khẩu, giấy đăng ký quan hệ gia đình), nếu không thể xác nhận thông qua Happy E-mail, người đăng ký phải trực tiếp nộp tài liệu làm bằng chứng.
- Người nhập cư kết hôn muốn nhận trợ cấp nuôi trẻ phải nộp giấy đăng ký kết hôn và thẻ đăng ký người nước ngoài.
※ Có thể nộp các giấy chứng nhận như giấy khai báo nơi ở trong nước của kiều bào có quốc tịch nước ngoài , giấy chứng nhận công tác làm bằng chứng người ngoại lệ đăng ký người nước ngoài theo Khoản 1 Điều 31 「Luật quản lý xuất nhập cảnh」 thay vì nộp giấy đăng ký người nước ngoài.
- Tuy nhiên, trong số những người nhập cư kết hôn, kiều bào mang quốc tích nước ngoài (phù hợp với 1 phần người nộp giấy đăng ký cư trú và người đăng ký người nước ngoài) theo Điểm 2 Điều 2 「Bộ luật về việc xuất nhập cảnh và tình trạng pháp lý của kiều bào ở nước ngoài」, phải chứng minh rằng họ đã sinh sống trên 15 năm ở nước ngoài bằng việc nộp "Giấy chứng minh về sự thật liên quan đến vấn đề xuất nhập cảnh".