VIETNAMESE

Nuôi dạy trẻ em
Chương trình tiêm chủng phòng ngừa bắt buộc của quốc gia
Thực hiện chương trình tiêm chủng phòng ngừa bắt buộc của quốc gia
- Chương trình tiêm chủng phòng ngừa bắt buộc của quốc gia là chương trình tiêm chủng do nhà nước khuyến nghị thực hiện. Nhà nước định ra tiêu chuẩn và phương pháp thực hiện tiêm chủng phòng ngừa cũng như các bệnh truyền nhiễm thuộc đối tượng tiêm chủng căn cứ vào 「Luật về phòng ngừa và quản lý bệnh truyền nhiễm」; và thực hiện các biện pháp để toàn dân và đội ngũ y tế tuân thủ những điều này.
Các bệnh truyền nhiễm là đối tượng của chương trình tiêm chủng phòng ngừa bắt buộc quốc gia, được khuyến nghị tiêm cho tất cả các trẻ nhỏ gồm bệnh lao (BCG), bệnh viêm gan B, bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván, bệnh ho gà (DTaP, Td), bệnh bại liệt trẻ em, bệnh sởi, bệnh quai bị, rubella, bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh cúm, bệnh thủy đậu, bệnh do vi khuẩn HI, bệnh viêm phổi, viêm gan A và nhiễm vi rút Rota nhóm A [Tiêu chuẩn và phương pháp thực hiện tiêm chủng phòng ngừa (Số 2023-5, ban hành và thi hành Thông báo phòng kiểm soát bệnh tật ngày 6.3.2023, Phụ lục đính kèm 1)].
1. Bệnh lao
· Đối tượng tiêm chủng
√ Tất cả trẻ em là đối tượng tiêm.
· Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
√ Khuyến nghị tiêm chủng trong vòng 1 tháng sau khi sinh.
2. Viêm gan B
· Đối tượng tiêm chủng
√ Cho tất cả đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ em
· Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
√ Khuyến cáo tiêm chủng 3 lần sau sinh 0 tháng, 1 tháng, 6 tháng
√ Tuy nhiên, nếu kết quả kháng nguyên bề mặt viêm gan B của cơ thể người mẹ là dương tính hoặc chưa biết kết quả xét nghiệm thì nên tiêm như sau.
√ Trường hợp cơ thể người mẹ dương tính với kháng nguyên bề mặt viêm gan B: Khuyến cáo tiêm mũi 1 liều globulin miễn dịch viêm gan B và vắc xin viêm gan B ngay sau khi sinh (trong vòng 12 giờ) ở những vị trí khác nhau.Tiêm vắc xin mũi 2 và mũi 3 sau sinhkhi trẻ 1 và 6 tháng tuổi
√ Trường hợp không biết kết quả xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B của cơ thể người mẹ: Khuyến cáo tiến hành tiêm mũi 1 vắc xin viêm gan B ngay sau khi sinh (trong vòng 12 giờ) và nếu kết quả xét nghiệm của cơ thể người mẹ là dương tính thì trong thời gian sớm nhất (ít nhất 7 ngày) tiêm vắc xin globulin miễn dịch viêm gan B và tiêm ở vị trí khác. Sau đó, tiêm vắc xin viêm gan B mũi 2 và mũi 3 khi trẻ được 1 và 6 tháng tuổi
3. Bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván, bệnh ho gà
· Đối tượng tiêm chủng
√ Tất cả trẻ em là đối tượng tiêm.
· Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
√ Khuyến nghị tiêm chủng cơ bản 3 lần vào lúc được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi sau khi sinh.
√ Khuyến nghị tiêm thêm 3 lần vào lúc được 15-18 tháng tuổi, 4-6 tuổi, 11-12 tuổi sau khi sinh.
※ Lịch tiêm chủng tiêu chuẩn

Phân loại

Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn

Khoảng cách giữa các mũi tiêm

Vắc xin

Các mũi tiêm cơ bản

Lần 1

2 tháng sau sinh

Ít nhất 6 tuần sau khi sinh

DTaP

Lần 2

4 tháng sau sinh

Sau khi tiêm lần 1 từ 4-8 tuần

DTaP

Lần 3

Sau sinh 6 tháng

Sau khi tiêm lần 2 từ 4-8 tuần

DTaP

Tiêm thêm

Lần 4

Sau sinh 15-18 tháng

Sau khi tiêm lần 3 từ 9 tháng trở lên

DTaP

Lần 5

4-6 tuổi

 

DTaP

Lần 6

11-12 tuổi

 

DTaP

hoặc

Td

4. Bệnh bại liệt trẻ em
· Đối tượng tiêm chủng
√ Tất cả trẻ em là đối tượng tiêm.
· Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
√ Khuyến nghị tiêm chủng cơ bản 3 lần vào lúc được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi sau khi sinh (Có thể tiêm lần thứ 3 khi được 6-18 tháng tuổi sau sinh).
√ Khuyến nghị tiêm thêm vào lúc được 4-6 tuổi.
5. Bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh sởi Đức
· Đối tượng tiêm chủng
√ Tất cả trẻ em là đối tượng tiêm.
· Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
√ Khuyến nghị tiêm chủng 2 lần khi được 12-15 tháng tuổi và 4-6 tuổi sau sinh.
6. Bệnh viêm não Nhật Bản
· Đối tượng tiêm chủng
√ Tất cả trẻ em là đối tượng tiêm.
· Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
√ Vắc xin bất hoạt sẽ được tiêm 2 lần với khoảng cách 1 tháng trong vòng 12-23 tháng sau sinh. Khuyến cáo nên tiêm bổ sung thêm 3 lần vào 24-35 tháng sau sinh (cách mũi tiêm cơ bản lần 1 là 1 năm), 6 tuổi và 12 tuổi.
√ Vắc xin sống giảm độc lực từ tế bào thận chuột hamster được tiêm 1 lần vào lúc trẻ được 12-23 tháng sau sinh, và khuyến nghị tiêm phòng lần 2 sau 12 tháng.
7. Bệnh cúm
· Đối tượng tiêm chủng
√ Khuyến cáo tiêm chủng phòng cúm cho trẻ em từ 6 đến 59 tháng tuổi trước thời kỳ dịch cúm bùng phát hàng năm do trẻ giai đoạn này nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc virus cúm.
· Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
√ Tiêm chủng theo nguyên tắc mỗi năm 1 lần.
√ Tuy nhiên, đối với trẻ (6 tháng tuổi đến 9 tuổi) chưa có tiền sử tiêm chủng trong quá khứ, hoặc mới được tiêm 1 lần trong năm đầu tiên thì tiêm 2 lần với khoảng cách 1 tháng, sau đó tiêm mỗi năm 1 lần.
8. Bệnh thủy đậu
· Đối tượng tiêm chủng
√ Tất cả trẻ em là đối tượng tiêm.
· Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
√ Khuyến nghị tiêm chủng 1 lần vào lúc được 12-15 tháng tuổi sau sinh.
9. Bệnh cúm B
· Đối tượng tiêm chủng
√ Tất cả trẻ em là đối tượng tiêm.
· Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
√ Khuyến nghị tiêm chủng cơ bản 3 lần vào lúc được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi sau khi sinh.
√ Khuyến nghị tiêm chủng thêm 1 lần vào lúc được 12-15 tháng tuổi sau sinh.
10. Bệnh phế cầu khuẩn
· Đối tượng tiêm chủng
√ Tất cả trẻ em là đối tượng tiêm.
· Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
√ Đối với trẻ nhỏ, khuyến nghị thực hiện tiêm chủng cơ bản 3 lần vào lúc được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi sau sinh bằng vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp protein, sau đó tiêm thêm 1 lần vào lúc trẻ được 12-15 tháng tuổi sau sinh.
11. Bệnh viêm gan A
· Đối tượng tiêm chủng
√ Tất cả trẻ em là đối tượng tiêm.
· Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
√ Khuyến nghị tiêm chủng lần 1 trong khoảng 12-23 tháng tuổi sau sinh, tiêm tiếp lần 2 sau đó 6-12 tháng (hoặc 6-18 tháng).
12. Nhiễm vi rút Rota nhóm A
· Đối tượng tiêm chủng
√Dành cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
· Thời gian tiêm chủng tiêu chuẩn
√ Việc tiêm vắc xin tái tổ hợp cho người lớn và trẻ nhỏ được khuyến khích lúc 2, 4 và 6 tháng tuổi và tiêm vắc xin vi rút Rota ở người lúc 2 và 4 tháng tuổi.
Xác nhận xem đã hoàn tất chương trình tiêm chủng hay chưa
- Theo yêu cầu của Thị trưởng thành phố tự quản đặc biệt, Thống đốc tỉnh tự quản đặc biệt hoặc Thị trưởng/Quận/Huyện trưởng, các trung tâm giữ trẻ có thể kiểm tra xem trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ đã được tiêm chủng hay chưa (Khoản 2 Điều 31 「Luật Phòng chống và Kiểm soát bệnh truyền nhiễm」).
- Trong trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thành việc tiêm chủng sau khi được kiểm tra, việc tiêm chủng sẽ do Thị trưởng thành phố tự quản đặc biệt, Thống đốc tỉnh tự quản đặc biệt hoặc Thị trưởng/Quận/Huyện trưởng quản lý (Khoản 3 Điều 31 「Luật Phòng chống và Kiểm soát bệnh truyền nhiễm」).
- Trường hợp kết quả xác nhận cho thấy trẻ chưa kết thúc chương trình tiêm chủng thì tỉnh trưởng, thị trường, huyện trưởng, quận trưởng cần yêu cầu thực hiện chương trình tiêm chủng đó (Khoản 3 Điều 31 「Luật về phòng ngừa và quản lý bệnh truyền nhiễm」).
- Hiệu trưởng nhà trẻ phải kiểm tra tình hình tiêm chủng của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi định kỳ hàng năm bằng cách sử dụng hệ thống quản lý tiêm chủng tích hợp theo Điều 33.4 của Luật Phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, khi dịch vụ chăm sóc trẻ em được cung cấp lần đầu tiên cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, thì phải được xác nhận trong vòng 30 ngày kể từ ngày giữ trẻ (Khoản 1 Điều 31.3 「Luật nuôi dạy trẻ em」).
- Theo như kết quả xác nhận ở trên, đối với những trẻ chưa được tiêm phòng, Hiệu trưởng nhà trẻ có thể hướng dẫn để người bảo hộ đưa trẻ đi tiêm chủng các mũi cần thiết. Nếu cần, có thể yêu cầu sự hợp tác, hỗ trợ về công tác tiêm phòng từ Giám đốc Trung tâm y tế có thẩm quyền tại địa phương (Khoản 2 Điều 31.3 「Luật nuôi dạy trẻ em」).
- Hiệu trưởng nhà trẻ phải ghi chép các nội dung liên quan đến phần chi tiết và tình trạng tiêm chủng vào sổ ghi chép sinh hoạt của nhà trẻ để kiểm tra, quản lý việc tiêm phòng cho trẻ (Khoản 3 Điều 31.3 「Luật nuôi dạy trẻ em」).